kết quả điều tra bướm (lepidoptera: rhopalocera) tại ba vườn quốc gia cúc phương hoàng liên và tam đảo trong tháng 4 năm 2012 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KHU HỆ CHIM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM NUNG, ĐẮK NÔNG ĐỒNG THANH HẢI, VŨ TIẾN THỊNH Trường i h L nghi Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Nam Nung nằm trên địa bàn của xã Quảng Sơn (huyện Đắk Nông) và các xã Đức Xuyên, Nam Nung (huyện Krông Nô), tỉnh Đắk Nông. Khu Bảo tồn nằm ở trung tâm Tây Nguyên, có địa hình cao nguyên đặc trưng với tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có duy nhất một báo cáo về khu hệ động thực vật ở đây được thực hiện năm 1994 (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, 1994). Theo kết quả điều tra, có 119 loài chim đã được ghi nhận, trong đó có nhiều loài quý hiếm và giá trị bảo tồn cao. Từ đó đến nay, chưa có một công trình điều tra quy mô nào được thực hiện để xác định lại thành phần và hiện trạng của khu hệ động vật cũng như khu hệ chim tại khu vực. Điều đó đã gây những khó khăn không nhỏ trong việc điều tra, giám sát, cập nhật đánh giá ĐDSH cũng như hoạch định những chiến lược quản lý bảo tồn một cách hiệu quả. Do đó, việc điều tra, đánh giá ĐDSH nói chung và khu hệ chim nói riêng tại KBTTN Nam Nung là hoàn toàn cấp thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần cung cấp một phần cơ sở dữ liệu ĐDSH của khu bảo tồn mà còn giúp các nhà quản lý đưa ra những giải pháp quản lý, bảo tồn chúng hiệu quả. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Các loài chim cư trú tại tại KBTTN Nam Nung, tỉnh Đắk Nông. 2. Phương pháp Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp điều tra trên các tuyến, điểm điều tra. Các tuyến điều tra đảm bảo đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, đai cao có trong khu vực. Các điểm khảo sát phân bố rộng khắp Khu Bảo tồn, tập trung ở nơi rừng còn tốt, dọc theo khe suối và các đỉnh núi cao, nơi có sinh cảnh phù hợp đối với từng loài. Các tuyến nghiên cứu, điểm khảo sát và điểm phát hiện các loài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu GPS. Trong quá trình điều tra, tại mỗi điểm khảo sát lập 3-4 tuyến chính dài