Mục đích của công trình này nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên bằng cách chỉ ra các loài thực vật và các quần xã của chúng ở KDTTN Na Hang cần ưu tiên bảo tồn dựa trên thông tin từ các mẫu vật do chúng tôi thu thập và được xếp thứ hạng theo phiên bản mới nhất của Danh lục Đỏ của IUCN [6] căn cứ vào hiện trạng khu vực. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA THỰC VẬT Ở KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN NA HANG VÀ HAI ĐIỂM LÂN CẬN (HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG) i n Liên hi PHAN KẾ LỘC Trường i h Kh a h nhiên ih Q gia i PHẠM VĂN THẾ i n inh h i v T i ng yên inh vật, n Kh a h v C ng ngh i a . AVERYANOV i n Th vậ K ar i n n Kh a h Liên bang ga NGUYỄN TIẾN HIỆP Tr ng n Th vậ i Kh a h v Kỹ h ậ i a Phát hiện và kiểm kê các loài thực vật có giá trị bảo tồn để xây dựng chiến lược sử dụng bền vững chúng là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ khu dự trữ thiên nhiên (KDTTN) nào. Một trong những nỗ lực chủ yếu của chiến lược là phải lập danh sách tất cả các loài thực vật Bị đe dọa tuyệt chủng và các quần xã rừng nguyên sinh, nơi sống vốn có của chúng để bảo tồn. Na Hang là một KDTTN được thành lập từ 1994, nhưng những nghiên cứu theo hướng kể trên còn rất ít. Trong công trình tổng kết của Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến [8] vấn đề này cũng được đề cập đến nhưng còn rất hạn chế. Trong số 1162 loài thực vật bậc cao có mạch thống kê được các tác giả mới chỉ ra có 42 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam với 1 loài đang bị tuyệt chủng, 16 loài sắp bị tuyệt chủng, 14 loài hiếm và 11 loài bị đe dọa tuyệt chủng hay chưa rõ mức độ bị đe dọa tuyệt chủng theo phiên bản 1994 của Tổ chức IUCN. Một số loài chưa được xếp hợp lý vào thứ hạng, nhiều mẫu vật không được lưu trữ để có thể kiểm chứng. Hơn thế nữa chưa chỉ ra bất kỳ quần xã thực vật nào giàu các loài Bị đe dọa tuyệt chủng để ưu tiên bảo tồn. Mục đích của công trình này nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên bằng cách chỉ ra các loài thực vật và các quần xã của chúng ở KDTTN Na Hang cần ưu tiên bảo tồn dựa trên thông tin từ các mẫu vật do chúng tôi thu thập và được xếp thứ hạng theo phiên bản mới nhất của Danh lục Đỏ của IUCN [6] căn cứ vào hiện trạng khu vực. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu sơ lược một số điều kiện tự nhiên của KDTTN Na Hang và hai điểm .