Nghiên cứu này được tiến hành nhằm bổ sung và cập nhật thông tin về thành phần loài dơi, một nhóm thú có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái [5] tại VQG Bù Gia Mập, góp phần hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU KHU HỆ DƠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC i n n VŨ LONG, HOÀNG MINH ĐỨC i n inh h i h Mi n a Kh a h v C ng ngh i a Nằm trong vùng sinh thái Nam Trường Sơn, Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu [10]. Tuy nhiên, khu hệ dơi nơi đây vẫn còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Cụ thể, trong danh lục thú gồm 90 loài ghi nhận được ở VQG Bù Gia Mập, chỉ có 8 loài dơi được đề cập, chiếm 9% tổng số loài thú của VQG [8]. Con số này khá khiêm tốn so với số lượng loài dơi đã được ghi nhận tại các khu vực lân cận. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm bổ sung và cập nhật thông tin về thành phần loài dơi, một nhóm thú có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái [5] tại VQG Bù Gia Mập, góp phần hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã thực hiện 5 đợt khảo sát từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2012 trên phần lớn diện tích của VQG Bù Gia Mập. Thời gian khảo sát bao gồm cả mùa mưa và mùa khô. Các khu vực đã khảo sát thuộc phạm vi quản lý của các Trạm Bảo vệ rừng số 2, số 3, số 5, số 7, số 8 và số 9. Th : Ba phương pháp chính được áp dụng để khảo sát và thu mẫu nhóm dơi là lưới mờ (loại mắt lưới 3mm với ba dạng kích thước: 3m 6m; 1,5m 9m và 2m 4m); bẫy thụ cầm (kích thước ngang 1,5m, cao 2,2m) và vợt tay. Bẫy, lưới mờ được bố trí tại các cao độ khác nhau trong VQG Bù Gia Mập. Vị trí nơi đặt lưới, bẫy đều được đánh dấu lại bằng GPS. Tùy theo điều kiện địa hình, lưới và bẫy có thể được bố trí riêng lẻ hoặc kết hợp nhằm tăng hiệu quả thu mẫu. Lưới và bẫy được mở ra từ 17 giờ hằng ngày và đóng lại vào 6 giờ sáng hôm sau. Vợt tay được sử dụng để thu mẫu bổ sung tại những khu vực không thể đặt lưới và bẫy. Xử ý : Ngoài thực địa, tiến hành chụp ảnh mô tả các cá thể thu được theo thứ tự: Dạng lông, dạng tai, màng cánh, màng .