Nội dung bài viết tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo vệ tại VQG Kon Ka Kinh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG CẦN ƯU TIÊN BẢO VỆ TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, GIA LAI Đ NG HUY PHƯƠNG, LÊ XUÂN CẢNH, HOÀNG VŨ TRỤ i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh có diện tích , nằm về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, thuộc địa bàn của 5 xã Đắk Rông, Kon Pne, Krông (huyện KBang); xã AJun (huyện Mang Yang) và xã Hà Đông (huyện Đắk Đoa). Gần đây đã phát hiện loài Khướu kon ka kinh Garrulax konkakinhensis tại khu vực này. Một số loài thú như Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis, Mang trường sơn M n ia rư ng nen i , Voọc vá chân xám Pygathrix nemaeus cũng được ghi nhận thêm vùng phân bố của chúng ở vùng sinh cảnh Kon Ka Kinh. Chà vá chân xám Pygathrix cinerea là loài linh trưởng đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam có tên trong danh sách 25 loài thú có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất thế giới (IUCN, 2011). Theo Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN) 2007, loài Chà vá chân xám được xếp bậc cực kỳ nguy cấp (CR). Số lượng cá thể trong tự nhiên chỉ còn khoảng 1000 con, trong đó VQG Kon Ka Kinh là nơi có quần thể loài Chà vá chân xám lớn nhất Việt Nam với khoảng 250 cá thể. Thực hiện Đề tài độc lập cấp nhà nước “Điều tra đánh giá các loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo vệ nhằm tu chỉnh Sách Đỏ Việt Nam”, chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo vệ tại VQG Kon Ka Kinh. I. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Sử dụng các phương pháp chính sau: 1) Phương pháp điều tra tổng hợp; 2) Phương pháp thống kê; 3) Phương pháp chuyên gia; 4) Các phương pháp điều tra thú, chim, bò sát, ếch nhái và côn trùng. Các loài quý hiếm được đánh giá trên cơ sở các tài liệu: Mức độ đe dọa toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2011) gồm các bậc: CR: Cực kỳ nguy cấp, EN: Đang nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp, LR/nt: Loài bị suy giảm, DD: Thiếu dữ liệu. Mức độ đe dọa quốc gia ghi .