Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ cải ở tỉnh Nghệ An

Để có thể giảm việc phun thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ môi trường và phát triển các vùng trồng rau an toàn ở tỉnh Nghệ An, việc điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ Cải là rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nhóm côn trùng bắt mồi trong quản lý tổng hợp dịch hại trên rau họ Cải. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI TRÊN RAU HỌ CẢI Ở TỈNH NGHỆ AN Kh a Ca h NGUYỄN THỊ THANH gư Trường i h inh NGUYỄN THỊ HUYỀN Kh a 20 Trường i h inh ng L Tr ng r Rau họ Cải (Brassicaceae) là cây thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người và vật nuôi, rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, axit hữu cơ, vitamin và các chất khoáng. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, bị nhiều loài côn trùng gây hại, người dân trồng rau ở Nghệ An đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học có tính độc cao, trên một số loại rau, số lần phun thuốc từ 4-20 lần/vụ, khoảng cách giữa các lần phun 5-15 ngày. Chính vì vậy, ảnh hưởng của thuốc hóa học đã và đang để lại nhiều hậu quả trực tiếp cho người tiêu dùng, người sản xuất và vật nuôi. Ngoài ra, thuốc trừ sâu còn xâm nhập vào đất, nước, tồn dư trong rau gây nên những ảnh hưởng lâu dài, phá vỡ cân bằng sinh thái và tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích trên đồng ruộng rau (Trần Xuân Bí, 2003). Để có thể giảm việc phun thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ môi trường và phát triển các vùng trồng rau an toàn ở tỉnh Nghệ An, việc điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ Cải là rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nhóm côn trùng bắt mồi trong quản lý tổng hợp dịch hại trên rau họ Cải. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra thành phần côn trùng bắt mồi của sâu hại rau họ Cải Sử dụng vợt côn trùng có đường kính 40cm, chiều dài 1-1,2m hoặc bắt bằng tay, thu bắt toàn bộ các loài côn trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ Cải và khu vực lân cận (bờ mương, bờ cỏ xung quanh ruộng rau, khu vực trồng rau). Trong số cá thể bắt mồi cùng loài thu được, cố định một số cá thể trong cồn 70% để định loại, số còn lại được nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm để xác định sức ăn mồi, tập tính ăn mồi của chúng. Trước khi thu mẫu, quan sát, ghi chép tập tính săn bắt mồi và chích hút vật mồi đặc biệt là các loài bắt mồi phổ biến .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.