Thành phần loài động vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn

Việc điều tra, khảo sát nhằm xác định chính xác thành phần, số lượng và tình trạng các loài động vật quý hiếm tại khu vực là việc làm cấp bách, có giá trị về mặt khoa học và bảo tồn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC, TỈNH BẮC KẠN VŨ TIẾN THỊNH Trường i h L nghi Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm trên địa phận hai thôn Nà Dạ và Bản Khang thuộc xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, với diện tích . Cùng với Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là một trong những khu vực có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng của tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt, đây được coi là hành lang quan trọng nối liền Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn với Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Tuyên Quang. Hệ sinh thái đặc trưng rừng trên núi đá vôi tại đây chính là sinh cảnh ưa thích của nhiều loài động vật quý hiếm. Do đó, việc điều tra, khảo sát nhằm xác định chính xác thành phần, số lượng và tình trạng các loài động vật quý hiếm tại khu vực là việc làm cấp bách, có giá trị về mặt khoa học và bảo tồn. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Các loài động vật thuộc 3 lớp: Thú, chim và bò sát. Trong đó tập trung vào các loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ IUCN và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. 2. Phương pháp nghiên cứu . Phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng khu hệ động vật hoang dã, trong đó tập trung vào các loài nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế và dễ dàng nhận biết. Kết quả phỏng vấn sẽ kiểm chứng một cách chính xác những thông tin ghi nhận được ngoài thực địa. Mặt khác, quá trình phỏng vấn còn cung cấp những thông tin về sự có mặt của các loài mà có thể quá trình điều tra thực địa không ghi nhận được. Hình ảnh trong các tài liệu nhận dạng động vật hoang dã sẽ được sử dụng trong quá trình phỏng vấn để giúp người được phỏng vấn nhận diện chính xác loài. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là những thợ săn và người đi rừng có kinh nghiệm, kết hợp với cán bộ tuần rừng. Những thông

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.