Đa dạng sinh học của động vật đáy không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước sinh học nền đáy sông Sài Gòn (đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương)

Nội dung bài viết trình bày đa dạng sinh học của động vật đáy không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước sinh học nền đáy sông Sài Gòn (đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương). Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT ĐÁY KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HỌC NỀN ĐÁY SÔNG SÀI GÒN (ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH BÌNH DƯƠNG) i n LÊ VĂN THỌ, ĐỖ THỊ BÍCH LỘC i n inh h nhi i n Kh a h v C ng ngh i a Kể từ năm 2003, động vật đáy không xương sống cỡ lớn là một trong bốn nhóm sinh vật nước quan trọng được dùng để đánh giá sức khỏe sinh thái cho hạ lưu vực sông Mê Kông, một khu vực rộng lớn bao gồm các lưu vực thuộc Mê Kông của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Năm 2009, áp dụng các phương pháp đã được chuẩn hóa bởi Ủy hội sông Mê Kông trong “Quan trắc sức khỏe sinh thái (EHM)”, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu và phân tích các nhóm động vật đáy không xương sống cỡ lớn tại 7 vị trí của sông Sài Gòn, đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương, trong cả hai mùa khô và mưa. Các kết quả đã ghi nhận được 32 loài, 6 lớp, 3 ngành. Trong đó các nhóm loài hến sông, ấu trùng côn trùng, giun nhiều tơ và trùn chỉ có thành phần loài đa dạng, phân bố rộng và chiếm ưu thế trong khu vực. Chất lượng nước sinh học của nền đáy vào mùa khô thấp hơn mùa mưa và có xu hướng bị giảm theo hướng về phía hạ lưu. Chất lượng nước sinh học thấp nhất tại khu vực cầu Vĩnh Bình. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và vị trí thu m u Thời gian các mẫu nghiên cứu được thu vào 2 đợt khảo sát: Tháng 9 năm 2009 (mùa mưa) và tháng 12 năm 2009 (mùa khô). ng 1 Toạ độ, địa danh các điểm khảo sát ý hiệu Địa danh Toạ độ inh độ V độ BD1 Cách thị trấn Tân Châu 8km 106°11’”E 11°37’”N BD2 Chân đập hồ Dầu Tiếng (cách 2km) 106°20’”E 11°18’”N BD3 Cầu Bến Súc 106°23’”E 11°11’”N BD4 Hợp lưu sông SG-Thị Tính 106°36’”E 11° 2’”N BD5 Cầu Phú Cường 106°38’”E 10°58’”N BD6 Hợp lưu sông SG-Rạch Lái Thiêu 106°41’”E 10°54’”N BD7 Cầu Vĩnh Bình (cầu Bình Phước cũ) 106°42’”E 10°51’”N 2. Phương pháp thu m u ngoài thực địa và phân tích trong .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.