Việc nghiên cứu đánh giá vai trò và thực trạng tình hình sử dụng các loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La nhằm cung cấp những dữ liệu cơ bản về nguồn tài nguyên cây lương thực thực phẩm, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài có giá trị tại khu vực nhằm sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ VAI TRÒ CÁC LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA i n n TRẦN THỊ THANH HƯƠNG K19A Trường i h L nghi TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH ng Thiên nhiên i a Kh a h v C ng ngh i a Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La được ghi nhận là nơi rất đa dạng về thành phần loài động, thực vật đến hệ sinh thái rừng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở khu vực này có khoảng 200 loài thực vật có thể ăn được [8]. Khu vực Xuân Nha thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt-Lào, giao thông đi lại khó khăn, các dân tộc sinh sống trong KBTTN có dân tộc Thái, H’Mông và Khơ Mú, người dân thường khai thác và sử dụng cây ăn được dưới nhiều hình thức khác nhau. Mặt khác, trong khi thu hái, người dân địa phương chưa chú ý đến khai thác bền vững dẫn đến nguồn tài nguyên giá trị này đang dần cạn kiệt. Việc nghiên cứu đánh giá vai trò và thực trạng tình hình sử dụng các loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La nhằm cung cấp những dữ liệu cơ bản về nguồn tài nguyên cây lương thực thực phẩm, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài có giá trị tại khu vực nhằm sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA), đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, những người dân khai thác và buôn bán tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Các cây có giá trị lương thực thực phẩm (LTTP) được xác định theo Triệu Văn Hùng (2007). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả điều tra, nghiên cứu đã ghi nhận được 246 loài thuộc 190 chi, 81 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch có giá trị LTTP tại KBTTN Xuân Nha. 1. Tình hình khai thác tài nguyên cây LTTP tại KBTTN Xuân Nha Người dân khai thác cây LTTP từ rừng chủ yếu