Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, tỉnh Hòa Bình

Trong phạm vi bài báo này, đưa ra các dẫn liệu về thành phần và hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở KBTTN Hang Kia-Pà Cò, đề xuất một số giải pháp làm cơ sở để sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, TỈNH HÒA BÌNH Trường Ca ẳng gh i n TRỊNH XUÂN HUY ng ngh Kinh v Ch bi n n ng nghi v Ph ri n n ng h n ĐỖ THỊ XUYẾN i n inh h i v T i ng yên inh vậ n Kh a h v C ng ngh i a Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hang Kia-Pà Cò nằm trọn trong hai xã vùng cao là Hang Kia, Pà Cò và một dải rừng trên núi đá vôi còn sót lại (có diện tích không đáng kể) của bốn xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Tân Sơn. Khu Bảo tồn có hệ thực vật nói chung, tài nguyên cây thuốc nói riêng được đánh giá là khá phong phú, tuy vậy nguồn tài nguyên này hiện đang bị suy giảm cả về số lượng cũng như chất lượng. Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật ở đây nhưng những nghiên cứu hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở KBTTN là còn khá ít. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra các dẫn liệu về thành phần và hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở KBTTN Hang Kia-Pà Cò, đề xuất một số giải pháp làm cơ sở để sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc tại KBTTN Hang Kia-Pà Cò, tỉnh Hòa Bình. - Thời gian nghiên cứu: Được tiến hành từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013. - Phương pháp: Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng các loài thực vật làm thuốc, tình hình buôn bán,., phương pháp điều tra thực địa theo tuyến, các phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp như xử lý mẫu vật thu thập, xác định tên khoa học bằng phương pháp hình thái so sánh [9], tên các loài thực vật và danh lục được chỉnh lý, sắp xếp theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” [1,10]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc - Thành phần các taxon thực vật: Qua quá trình điều tra về thành phần các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.