Việc nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây gỗ quý này là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số kết quả về nhân giống hữu tính loài Cẩm lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CẨM LAI (Dalbergia oliveri) i n i n PHẠM THANH LOAN Trường i h ng ư ng Ph Th TRẦN HUY THÁI i n inh h i v T i ng yên inh vậ n Kh a h v C ng ngh i a PHAN VĂN KIỆM i n a inh bi n n Kh a h v C ng ngh i a Cẩm lai (hay còn có tên là Cẩm lai vú, Cẩm lai bà rịa) (tên khoa học: Dalbergia oliveri Gamble ex Prain; syn: Dalbergia bariensis Pierre, Dalbergia duperreana Pierre, Dalbergia dongnaiensis Pierre), thuộc họ Đậu (Fabaceae) là cây gỗ lớn cao từ 25-30m, đường kính có thể đạt tới 80cm. Thân tròn thẳng. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10-18cm. Cuống lá dài 9-13cm màu lục, mang 9-13 lá chét. Lá chét hình trứng trái xoan. Hoa tự hình xim 2 ngả tập trung thành ngù ở đầu cành. Hoa lưỡng tính không đều. Quả đậu bẹt, mỏng, mang 1-2 hạt hình thận, nơi có hạt nổi gồ lên thành núm dầy. Quả non màu xanh lục, khi chín màu nâu không tự nứt. Gỗ quý đặc biệt, có màu sắc và vân đẹp, không bị mối mọt. Thường dùng đóng đồ quý và đồ mỹ nghệ cao cấp. Là đối tượng bị săn lùng khai thác nên số lượng cá thể bị suy giảm nghiêm trọng, khó tìm thấy trong tự nhiên cây trưởng thành có đường kính lớn, mức độ đe dọa: EN A1a,c,d (Sách Đỏ Việt Nam, 2007; Võ Văn Chi, 2007; Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 1996). Cẩm lai mọc tự nhiên rải rác tại các tỉnh phía Nam như: Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Những dẫn liệu về sinh học, sinh thái, nhân giống loài Cẩm lai ở trong nước rất ít. Việc nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây gỗ quý này là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số kết quả về nhân giống hữu tính loài Cẩm lai. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Bố trí thí nghiệm Địa điểm nghiên cứu: Tại Vườn ươm Sinh học của Trường Đại học Hùng Vương và khu vực đất vườn tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Vật liệu nghiên .