Ghi nhận về thực vật rừng làm thực phẩm trong cộng đồng Chơ Ro tại xã Phú Lý, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai

Mục đích của bài viết này là ghi nhận về kiến thức bản địa trong sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm của cộng đồng Chơ Ro ở xã Phú Lý, góp phần bảo tồn nguồn kiến thức bản địa và cải thiện nguồn tài nguyên LSNG ở KBTTN-VH Đồng Nai. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF). | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 GHI NHẬN VỀ THỰC VẬT RỪNG LÀM THỰC PHẨM TRONG CỘNG ĐỒNG CHƠ RO TẠI XÃ PHÚ LÝ, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA ĐỒNG NAI TRƯƠNG THỊ BÍCH QUÂN, TRỊNH THỊ MỸ DUNG, VŨ NGỌC LONG, LƯU HỒNG TRƯỜNG i n inh h i h Mi n a i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN ĐỨC TÚ, NGUYỄN HOÀNG HẢO, NGUYỄN VĂN HIỆP, TRẦN VĂN MÙI Kh n hiên nhiên-văn h a ng ai Khu Bảo tồn thiên nhiên-văn hóa (KBTTN-VH) Đồng Nai nằm ở phía Bắc sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, có diện tích rừng tự nhiên 67, và độ che phủ của rừng trên 86%. Theo đánh giá của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ (2009), KBTTNVH Đồng Nai có tính đa dạng sinh học cao với loài thực vật và loài động vật, trong đó có nhiều loài cây hữu ích. Xã Phú Lý thuộc KBTTN-VH Đồng Nai có cộng đồng Chơ Ro bản địa sinh sống và gắn bó với rừng từ lâu đời. Hiện có 139 hộ người Chơ Ro, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng số dân của xã. Vào thời gian nông nhàn, đồng bào vào rừng săn bắt thú, kiếm cá ngoài sông, suối hay thu nhặt các loại lâm sản phụ như măng tre, rau rừng, mật ong,. Kiến thức sử dụng các loài thực vật từ rừng làm thực phẩm của cộng đồng Chơ Ro là sản phẩm kết tinh văn hóa và kinh nghiệm qua nhiều thế hệ gắn bó với rừng và thiên nhiên. Tuy nhiên kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm thực phẩm đang có nguy cơ bị mai một dần. Mục đích của bài viết này là ghi nhận về kiến thức bản địa trong sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có nguồn gốc thực vật làm thực phẩm của cộng đồng Chơ Ro ở xã Phú Lý, góp phần bảo tồn nguồn kiến thức bản địa và cải thiện nguồn tài nguyên LSNG ở KBTTN-VH Đồng Nai. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF). I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với 41 ngày thực địa chia làm 7 đợt từ 9/2010 đến 4/2011, nghiên cứu thực hiện tại khu vực sinh sống của cộng đồng Chơ Ro thuộc ấp Lý Lịch 1 và ấp 4 xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đối tượng nghiên cứu là các loài LSNG có nguồn gốc thực vật

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.