Việc nghiên cứu bổ sung và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên thực vật, đánh giá tiềm năng là điều rất cần thiết và cấp bách để làm cơ sở cho việc quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở hiện tại và trong tương lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ ÍCH CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP M N Ở VÙNG NAM BỘ-VIỆT NAM i n n Đ NG VĂN SƠN i n inh h nhi i Kh a h v C ng ngh i a TRẦN HỢP Trường i h Kh a h nhiên ih Q gia T Chí Minh Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển Nam Bộ là một kiểu tiêu biểu đặc trưng cho các hệ sinh thái đất ngập nước không chỉ của Việt Nam mà của cả vùng Đông Nam Á, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái giữa đất liền và biển. Đây là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguồn giống động thực vật, nơi ở và kiếm ăn cho các loài động vật, chim di cư và là nguồn cung cấp gỗ củi, nơi nuôi trồng thủy sản và bảo vệ bờ biển; đồng thời cũng là nơi để tham quan, nghiên cứu khoa học và du lịch khám phá thiên nhiên cho nhiều người. Tuy nhiên, cho đến nay các dẫn liệu nghiên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên thực vật, đặc biệt là các nhóm cây làm thuốc, cây thực phẩm, cây cho gỗ, cây làm cảnh và bóng mát,. còn rất hạn chế, chưa thể hiện được hết giá trị đích thực cũng như tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên thực vật, đánh giá tiềm năng là điều rất cần thiết và cấp bách để làm cơ sở cho việc quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở hiện tại và trong tương lai. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu về tài nguyên thực vật rừng ngập mặn ở vùng Nam Bộ và Việt Nam. Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến nhằm thu thập mẫu tiêu bản thực vật có sự tham gia của người dân địa phương để xác định thành phần loài. Giám định tên khoa học các loài thực vật theo phương pháp hình thái so sánh, đồng thời có đối chiếu so mẫu với các mẫu chuẩn được lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới. Việc phân chia và xác định các nhóm cây có ích dựa vào kết quả điều tra thực địa kết hợp với các tài liệu như: Từ