Bài viết cung cấp một số kết quả về khả năng trồng bằng hạt loài cỏ Xoan trong khuôn khổ đề tài cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển: “Nghiên cứu khả năng trồng bằng hạt loài cỏ Xoan-Halophila ovalis (R. Br.) Hooker, 1858 ở quy mô phòng thí nghiệm. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TRỒNG BẰNG HẠT LOÀI CỎ XOAN-Halophila ovalis (R. BR) Hooker, 1858 Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM CAO VĂN LƯƠNG, ĐÀM ĐỨC TIẾN, VŨ MẠNH HÙNG i n T i ng yên v M i rường bi n i n n Kh a h v C ng ngh i a Việc phục hồi các hệ sinh thái trên cạn đã được nghiên cứu từ lâu và cho một số kết quả khá tốt, nhưng phục hồi các hệ sinh thái dưới nước, nhất là ở biển mới chỉ được bắt đầu trong vài thập niên gần đây (Nguyễn Hữu Đại và nnk., 2002; Nguyễn Văn Tiến và nnk., 2002, 2004). Phục hồi hệ sinh thái cỏ biển gặp khó khăn hơn nhiều do đối tượng thường phân bố tại các vùng nước nông ven bờ, nơi có nhiều hoạt động của con người (như đổ thải, khai hoang lấn biển, xây dựng,.) và các tác động bất lợi từ thiên nhiên (như sóng, dòng chảy, phù sa,.) (Nguyễn Thị Thu và nnk., 2011). Một khó khăn nữa khi trồng phục hồi cỏ biển bằng chồi là kinh phí rất tốn kém, khó thực hiện trên diện rộng vì không đủ nguồn giống cung cấp và hiệu quả thấp do nền đáy thường bị tác động bởi thủy triều, dòng chảy. Không những vậy, phương pháp trên còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới bãi cỏ biển hiện có (Davis, . và nnk., 1997). Bài viết cung cấp một số kết quả về khả năng trồng bằng hạt loài cỏ Xoan trong khuôn khổ đề tài cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển: “Nghiên ứ kh năng r ng b ng h i Xoan-Halophila ovalis (R. Br.) Hooker, 1858 ở q y hòng hí nghi ”. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là 595 hạt của loài cỏ Xoan (cỏ Cánh gián, cỏ Đồng tiền) có tên khoa học là Halophila ovalis (R. Br.) Hooker, 1858 (Nguyễn Văn Tiến và nnk., 2002). 2. Phương pháp . Ươm hạt cỏ biển Hạt được ươm trên đĩa petri, đường kính 10cm, đáy là bùn-cát và nước biển (lấy tại nơi thu hạt), pha loãng (bằng nước thu tại cửa sông và nước ót) cho các độ muối là 0‰ (bằng nước cất), 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰ và 30‰ để xác định giới hạn nẩy mầm theo độ muối. Nhiệt độ (250C) và cường độ ánh sáng (95-112 lux) .