Báo cáo này là một phần kết quả của đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chỉ số tổng hợp cá và các chỉ số sinh học khác để đánh giá môi trường nước tại ngã ba sông Nhuệ-Đáy thuộc tỉnh Hà Nam”. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT NỔI, THỰC VẬT NỔI VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU VỰC NGÃ BA SÔNG NHUỆ ĐÁY THUỘC TỈNH HÀ NAM PHAN VĂN MẠCH, NGUYỄN ĐÌNH TẠO i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc phía Tây Nam của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lưu vực có dạng hình nan quạt, trải dài qua năm tỉnh thành gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Nguồn nước của lưu vực sông Nhuệ-Đáy được cung cấp chủ yếu từ sông Hồng, chiếm 85-90% tổng lượng nước lưu vực. Chế độ dòng chảy của sông Nhuệ phụ thuộc nhiều vào chế độ đóng mở của các cống điều tiết: Cống Liên Mạc (lấy nước sông Hồng), cống Thanh Liệt (lấy nước sông Tô Lịch) và một số cống trên trục về phía hạ lưu sông. Sông Nhuệ- Đáy có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước của thành phố Hà Nội và Hà Nam. Trước đây, sông Nhuệ- Đáy là nơi cung cấp nước và nguồn lợi thuỷ sản cho người dân quanh khu vực. Hiện nay, sông Nhuệ đang bị bồi lắng và ô nhiễm do nước thải công nghiệp và sinh hoạt chủ yếu từ Hà Nội. Sông Đáy thường xuyên vẫn hứng chịu các đợt xả thải từ sông Nhuệ nên môi trường nước cũng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đa dạng thủy sinh vật cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. Báo cáo này là một phần kết quả của đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chỉ số tổng hợp cá và các chỉ số sinh học khác để đánh giá môi trường nước tại ngã ba sông Nhuệ-Đáy thuộc tỉnh Hà Nam”. I. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm khảo sát là khu vực ngã ba sông Nhuệ Đáy thuộc địa phận tỉnh Hà Nam bao gồm khu vực sông Nhuệ (cầu Ba Đa, Đò Kiều), sông Châu Giang (cầu Sắt và cầu Châu Giang), sông Đáy (trạm bơm Thanh Nộm, cầu Quế, cầu Đọ Xá, cầu Hồng Phú, chợ Phù Vân). 1. Phương pháp thu và cố định m u vật - Thu mẫu sinh vật nổi bằng lưới vớt hình chóp nón, đường kính miệng lưới 25cm, chiều dài lưới 90cm. Vải lưới vớt thực vật nổi (TVN) cỡ 75 (75 sợi/cm), vải lưới vớt động vật