Báo cáo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida; thực hiện trong giai đoạn 2012-2013, liên quan tới biến đổi sinh cảnh và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất, góp phần cho nghiên cứu quản lý bền vững hệ sinh thái đất rừng của VQG Cát Bà. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VE GIÁP (Acari: Oribatida) VÀ PHÂN BỐ CỦA CHÚNG Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VŨ QUANG MẠNH, LẠI THU HIỀN Trường i h ư h i NGUYỄN HUY TRÍ Sở Giáo d v o tỉnh Tuyên Quang Ve giáp (Acari: Oribatida) là nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) ưu thế và được quan tâm nghiên cứu nhiều, do chúng có tính đa dạng sinh học cao, mật độ lớn, dễ thu bắt hàng loạt và nhạy cảm với những biến đổi của môi trường. Oribatida tham gia tích cực trong các quá trình tạo đất, chỉ thị điều kiện sinh thái môi trường và là vector lan truyền nhiều nhóm ký sinh trùng hay nguồn bệnh. Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của quần xã Oribatida và biến đổi theo đặc điểm khí hậu môi trường và mức độ tác động của con người, có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác và quản lý bền vững tài nguyên môi trường rừng [2, 4, 7, 11]. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà, thành phố Hải Phòng là khu dự trữ sinh quyển quốc gia của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, bởi giá trị đa dạng sinh học cao và tính độc đáo liên quan tới ảnh hưởng của yếu tố đại dương. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch và sản xuất kinh tế ở VQG Cát Bà phát triển một cách mạnh mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học, đặc biệt là tài nguyên sinh vật đất và những yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân tác ảnh hưởng đến việc bảo tồn nguồn tài nguyên này là việc làm cần thiết, góp phần cho quy hoạch quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng. Ở Việt Nam cho đến nay mới có một vài nghiên cứu bước đầu về Oribatida ở Vườn Quốc gia Cát Bà và vùng ven biển miền Bắc Việt Nam của Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Trí Tiến (1987), Vũ Quang Mạnh (1994, 2007). Báo cáo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida; thực hiện trong giai đoạn 2012-2013, liên quan tới biến đổi sinh cảnh và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất, góp phần cho nghiên cứu