Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu ban đầu về ốc ăn san hô (Drupella spp.) tại Việt Nam với những thông tin cơ bản về: Mật độ, kích thước, thành phần loài, đặc điểm phân bố và sự lựa chọn con mồi của đối tượng này tại vùng biển Cát Bà làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, nhằm tìm ra những biện pháp quản lí và sử dụng rạn san hô bền vững tại Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ CÁC QUẦN THỂ ỐC ĂN SAN HÔ (Drupella spp.) TẠI VÙNG BIỂN VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ NGUYỄN ĐỨC THẾ, NGUYỄN VĂN QUÂN, LĂNG VĂN KẺN i n T i ng yên v M i rường bi n i n n Kh a h v C ng ngh i a Rạn san hô là một hệ sinh thái nhiệt đới điển hình phân bố rộng ở vùng biển ven bờ và xung quanh nhiều đảo gần và xa bờ của Việt Nam. Rạn là nơi có mức đa dạng sinh học rất cao, năng suất sơ cấp lớn. Tuy nhiên, sự suy thoái rạn do hoạt động của con người, tai biến thiên nhiên, bệnh dịch và địch hại là các vấn đề lớn đã được cảnh báo trong những năm gần đây. Ốc sừng ăn san hô (Drupella ssp.) thuộc lớp chân bụng Gastropoda, họ Muricidae được xác định là địch hại nguy hiểm của san hô. Chúng phân bố phổ biến trên khắp các rạn san hô ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hoạt động ăn san hô của chúng có tác động đến sự sống còn và tăng trưởng của các tập đoàn san hô tạo rạn, đồng thời làm thay đổi cấu trúc cũng như chức năng sinh thái cơ bản của rạn san hô [11, 23]. Do tác hại to lớn mà các loài ốc ăn san hô có thể tạo ra trên các rạn san hô nên vấn đề nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, các mối quan hệ hữu sinh hay vô sinh của nhóm loài này đã được quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để khắc phục, hạn chế hay dự báo những hậu quả tiêu cực đối với rạn san hô đã được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới. Rất tiếc cho tới nay tại Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu về Drupella spp. trên các rạn san hô vẫn chưa được công bố trong bất cứ một báo cáo nào. Trước những diễn biến phức tạp của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu thì những loài là địch hại của san hô như Drupella spp. có thể làm giảm đáng kể khả năng tự phục hồi tự nhiên của các tập đoàn san hô tạo rạn vốn đã phải hứng chịu những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như tại vùng biển Cát Bà: Độ đục khá cao, nhiệt độ biến đổi theo mùa, độ muối thường thay đổi đột ngột dẫn tới ngọt hóa cục bộ trong mùa mưa bão [9, 14, 15, 16]. Bài báo .