Nghiên cứu các thảm thực vật và thành phần các taxon trong hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các chỉ thị đa dạng sinh học tại khu vực

Nghiên cứu các trạng thái thảm thực vật và thành phần các taxon trong hệ thực vật tại VQG Xuân Thủy có thể góp phần nghiên cứu diễn thế sinh thái biến động theo môi trường và đưa ra được các chỉ thị đa dạng sinh học về thực vật của vùng phục vụ cho công tác giám sát đa dạng sinh học do biến đổi khí hậu hiện nay. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU CÁC THẢM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN CÁC TAXON TRONG HỆ THỰC VẬT VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU VỰC ĐỖ HỮU THƯ, NGUYỄN THẾ CƯỜNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i t Nam TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH ng Thiên nhiên i a i n n Kh a h v C ng ngh i a Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Theo các tài liệu được công bố trước đây, diện tích toàn bộ vườn khoảng , bao gồm: diện tích đất nổi có rừng và khoảng đất rừng ngập mặn (RNM). Khu vực vùng lõi của vườn với diện tích khoảng đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lư và cồn Xanh. Vùng phục hồi sinh thái có diện tích khoảng . Ngày 20/9/1988, Văn phòng Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế (Công ước Ramsar) đã chính thức công nhận Xuân Thuỷ là một Khu Ramsar với diện tích . Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á, duy nhất của Việt Nam từ 1989 đến 2005. Tháng 12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu Dự trữ sinh quyển đồng ven biển Châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này. Khu vực VQG Xuân Thuỷ và phụ cận nằm trong vùng cửa sông Hồng (cửa Ba Lạt) với hệ sinh thái (HST) đặc trưng là RNM trên vùng triều cửa sông châu thổ Bắc Bộ. Khu vực này từ trước tới nay, đã có một số điều tra, nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên và sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Năm 2010, các báo cáo cho thấy rõ sự biến động rất lớn về đường bờ VQG Xuân Thuỷ trong thời gian 1989 đến 2007. Diễn biến đường bờ là yếu tố quyết định chiều hướng diễn thế sinh thái vùng, tốc độ bồi tụ quyết định tốc độ diễn thế sinh thái. Các đặc trưng chính của diễn thế sinh thái ở đây là sự thay đổi cấu trúc thành phần loài thảm thực vật và sự dịch chuyển .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.