Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hiệu quả truyền thông trong thay đổi kiến thức và thực hành đúng của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết; xác định tỉ lệ người dân tiếp cận các hoạt động truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết trước và sau can thiệp. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG THAY ĐỔI KIẾN THỨC – THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TẠI BẢO VINH, LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI NĂM 2009 Nguyễn Văn Tới*, Lê Công Minh**, Tạ Quốc Đạt**, Lê Thị Thanh** TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Nghiên cứu nhằm ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng truyền thông trong thay ñổi kiến thức – thực hành của người dân về phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại xã Bảo Vinh, thị xã long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh hiệu quả truyền thông trong thay ñổi kiến thức và thực hành ñúng của người dân về phòng bệnh SXH. Xác ñịnh tỉ lệ người dân tiếp cận các hoạt ñộng truyền thông về phòng chống SXH trước và sau can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu can thiệp cộng ñồng. Nghiên cứu ñược tiến hành bằng các hoạt ñộng truyền thông tại cộng ñồng và ñược ñánh giá trước và sau can thiệp bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân tại các hộ gia ñình. Mỗi gia ñình chọn ñại diện một người, tuổi từ 18 trở lên và không mắc các bệnh tâm thần, câm, ñiếc, ñể trả lời ñầy ñủ, không ảnh hưởng kết quả các câu hỏi. Kết quả nghiên cứu: cho thấy tỷ lệ người dân có KT - TH ñúng về phòng chống bệnh SXH. Tỉ lệ kiến thức người dân nhận biết muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh trước can thiệp là 59%, sau can thiệp là 75%. Tỉ lệ người dân biết triệu chứng chính của SXH như xuất huyết dưới da trước can thiệp là 48%, sau can thiệp là 58%. Tỉ lệ khảo sát thực hành của người dân về súc rửa dụng cụ chứa nước trước can thiệp là 58,50%, sau can thiệp là 78%. Quan sát thực hành của người dân trong xử lý ñậy nắp dụng cụ chứa nước trước can thiệp là 49%, sau can thiệp là 59,50%. Tỷ lệ người dân tiếp cận chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) về phòng chống SXH cải thiện rõ rệt. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của hoạt ñộng truyền thông làm thay ñổi KT–TH người dân về phòng bệnh SXH. Đây là mô hình cần nhân rộng cho các ñịa phương khác. Từ khóa: Truyền thông, sốt xuất .