Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm, cơ quan chính quyền địa phương cần phải khuyến khích các hộ nuôi đảm bảo vệ sinh nguồn nước, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, sử dụng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi tôm. Các hộ nuôi nên chuyển đổi hình thức nuôi từ bán thâm canh sang hình thức nuôi thâm canh, nâng cao kỹ thuật cho người nuôi thông qua các đợt tập huấn về kỹ thuật, thị trường và tổ chức sản xuất. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 39–51; DOI: ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Toàn*, Lê Nữ Minh Phương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Để đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ ở 2 xã thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các hộ nuôi tôm chỉ tiến hành đầu tư cải tạo ao nuôi và không có tiến hành đầu tư ao mới. Chi phí đầu tư ban đầu cho ao nuôi diện tích 445 m2 với hình thức thâm canh là 500 triệu đồng và là khoản chi phí lớn đối với hộ nuôi. Chi phí dự kiến đầu tư sửa chữa ao hồ trong giai đoạn 2018-2023 là 39,1 triệu đồng/ha và 97,8 triệu đồng/ha đối với hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi năm 2017 và hiệu quả đầu tư cho thấy hình thức thâm canh đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với hình thức nuôi bán thâm canh. Giá trị hiện tại ròng của hình thức nuôi thâm canh gấp 2,26 lần so với hình thức bán thâm canh và thu nhập bình quân hàng năm của hình thức nuôi thâm canh gấp 3 lần hình thức nuôi bán thâm canh. Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm, cơ quan chính quyền địa phương cần phải khuyến khích các hộ nuôi đảm bảo vệ sinh nguồn nước, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, sử dụng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi tôm. Các hộ nuôi nên chuyển đổi hình thức nuôi từ bán thâm canh sang hình thức nuôi thâm canh, nâng cao kỹ thuật cho người nuôi thông qua các đợt tập huấn về kỹ thuật, thị trường và tổ chức sản xuất. Từ khóa: đầu tư, hiệu quả đầu tư, nuôi tôm, huyện Quảng Điền, bán thâm canh, thâm canh 1 Đặt vấn đề Ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam trong 10 năm qua và tôm được xác định là sản phẩm chủ lực của thủy sản xuất khẩu [2]. So sánh với các cây trồng, vật .