Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu thông qua khảo sát 200 hộ trồng sắn trên địa bàn 2 xã Phú Định và Cự Nẫm – huyện Bố Trạch. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá trị trang thiết bị, số công lao động đến năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy công lao động bình quân/sào có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là diện tích đất trồng sắn, còn mức ảnh hưởng của giá trị thiết bị là không đáng kể đến năng suất sắn. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5C, 2017, Tr. 87–99; DOI: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Đăng Huy1, 2, *, Trương Tấn Quân1 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 2 Đại học Huế, 03 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu thông qua khảo sát 200 hộ trồng sắn trên địa bàn 2 xã Phú Định và Cự Nẫm – huyện Bố Trạch. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá trị trang thiết bị, số công lao động đến năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy công lao động bình quân/sào có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là diện tích đất trồng sắn, còn mức ảnh hưởng của giá trị thiết bị là không đáng kể đến năng suất sắn. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn là khá cao: bình quân hộ nông dân thu được 16,5 triệu đồng/sào thu nhập hỗn hợp (GO) và 3,7 triệu đồng/sào giá trị gia tăng (VA). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua phát triển khá tốt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Từ khóa: hiệu quả kinh tế, sản xuất sắn, Bố Trạch, Quảng Bình 1 Đặt vấn đề Ở Việt Nam, sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây trồng quan trọng có sản lượng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Năm 2015, diện tích sắn cả nước đạt 566,5 nghìn ha, năng suất bình quân 18,84 tấn/ha, sản lượng triệu tấn. Hơn 104 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, 6 nhà máy sản xuất cồn với tổng công suất ước tính đạt 3,8 triệu tấn củ tươi/năm [8], [9]. Ngày 25 tháng 4 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 933/QĐ–UBND. Theo đó, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng