Điều trị carcinôm hốc mũi và xoang cạnh mũi

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về ung thư hốc mũi và xoang cạnh mũi là bệnh hiếm gặp. Bệnh thường phát hiện trễ và điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị carcinôm hốc mũi và xoang cạnh mũi. Nghiên cứu tiến hành hồi cứu 81 bệnh nhân carcinôm hốc mũi và xoang cạnh mũi được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu trong 2 năm 2005-2006. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 ĐIỀU TRỊ CARCINÔM HỐC MŨI VÀ XOANG CẠNH MŨI Võ Đăng Hùng*, Đoàn Minh Trông*, Bùi Xuân Trường*, Trần Chí Tiến*, Cao Anh Tiến*, Nguyễn Hữu Hòa*, Trần Tố Quyên*, Ngô Thị Xuân Thắm*, Trần Chánh Tâm*, Hồ Thái Tính* TÓM TẮT Mục tiêu: Ung thư hốc mũi và xoang cạnh mũi là bệnh hiếm gặp. Bệnh thường phát hiện trễ và điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị carcinôm hốc mũi và xoang xạnh mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 81 bệnh nhân carcinôm hốc mũi và xoang cạnh mũi đđược đđiều trị tại Bệnh viện Ung bướu trong 2 năm 2005-2006. Kết quả: Thường gặp ở tuổi 40 - 60. Tỉ lệ nam/nữ là 1,73. Vị trí thường gặp là hốc mũi (46%), xoang hàm (45%) và vị trí khác (9%). Carcinôm tế bào gai chiếm 66%, carcinôm tuyến (12%), carcinôm bọc dạng tuyến (12%), carcinôm không biệt hóa (7%), carcinôm nhầy bì (3%). Xếp hạng bướu nguyên phát T1 chiếm 14%, T2 13%, T3 14% và T4 59%. Di căn hạch chiếm 17%. Điều trị, phẫu thuật + xạ trị 31%, xạ trị ± hóa trị gây đáp ứng (46%) và hóa trị đơn thuần (24%). Biến chứng do xạ thường gặp là viêm da và viêm niêm mạc miệng độ II (32% và 33%). Độc tính do hóa trị thường gặp là giảm bạch cầu độ III và IV (90%). Xác suất sống còn toàn bộ và không bệnh 5 năm là 39% và 31%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sống còn toàn bộ như sau: 1) giới: Tỉ lệ ở nữ 60% cao hơn nam là 24% (p=0,004). 2) vị trí, hốc mũi là 60%, xoang hàm 33% (p=0,03). 3) Mô học, tỉ lệ sống còn toàn bộ của carcinôm bọc dạng tuyến là 87%, carcinôm tuyến 41% và carcinôm tế bào gai và carcinôm không biệt hóa là 25% (p=0,032). 4) Xếp hạng bướu nguyên phát, tỉ lệ là 75%, 64%, 36% và 13% cho bướu T1, T2, T3 và T4 (p=0,000). 5) Hạch di căn làm giảm tỉ lệ sống còn từ 45% xuống còn 0%. 6) Mô thức điều trị, tỉ lệ sống còn của phối hợp phẫu-xạ 83%, xạ trị 38% và hóa-xạ là 26%. Ket luận: Điều trị carcinôm hốc và xoang cạnh mũi vẫn cò là một thách thức cho phẫu thuật viên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
214    150    1    05-05-2024
147    130    1    05-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.