Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu diễn biến bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 2011 dựa trên phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. | 35(4), 349-356 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN BÃI BỒI VEN BIỂN CỬA ĐÁY QUA CÁC THỜI KỲ (1966 - 2011) ĐÀO ĐÌNH CHÂM, NGUYỄN THÁI SƠN, NGUYỄN QUANG MINH E-mail: chamvdl@ Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 10 - 9 - 2013 1. Mở đầu Các bãi bồi ven biển Cửa Đáy được hình thành và phát triển không ngừng tạo ra các khu vực bồi tụ, xói lở xen kẽ. Hiện nay, các bãi bồi ven biển Cửa Đáy có diện tích khoảng trên dưới ha. Các bãi bồi ven biển cửa sông chủ yếu do hoạt động của sông - biển hình thành nên rất nhạy cảm với sự biến động của tự nhiên, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tồn tại của các bãi bồi ven biển cửa sông phản ánh quá trình cân bằng động của các hệ sinh thái kém bền vững. Một khi các yếu tố tự nhiên ở đây bị tác động mạnh hoặc khai thác không hợp lý, thì trạng thái cân bằng tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dẫn đến suy thoái môi trường, thậm chí xảy ra các sự cố môi trường không thể lường trước được. Ngoài ra, do không có đầy đủ số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường, hoặc do không nắm được quy luật phát triển các bãi bồi ven biển nên hàng loạt các dự án, nhất là các dự án quai đê lấn biển, di dân ra vùng đất mới ở ven biển nước ta đã thất bại gây thiệt hại rất lớn về người và của. Các bãi bồi ven biển Cửa Đáy có diện tích tương đối lớn, rừng ngập mặn có mật độ cây dày, nhiều rạch nhỏ nên rất khó khăn trong việc khảo sát, đo đạc tại hiện trường bằng phương pháp trắc địa truyền thống để đánh giá một cách định lượng tốc độ bồi tụ, xói lở hàng năm. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) là phương pháp hữu hiệu để xây dựng bản đồ diễn biến bồi tụ - xói lở và đánh giá quá trình phát triển bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy. Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu diễn biến bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 2011 dựa