Nghiên cứu biến động tính chất vật lý và hóa học cơ bản của đất đỏ basalt dưới các loại hình sử dụng khác nhau ở Đắk Nông

Kết quả nghiên cứu cung cấp tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về đất basalt và ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến tính chất đất. | 35(4), 411-417 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT ĐỎ BASALT DƯỚI CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG KHÁC NHAU Ở ĐẮK NÔNG LƯU THẾ ANH, NGUYỄN ĐỨC THÀNH, DƯƠNG THỊ LỊM, NGUYỄN LAN HƯƠNG, NGUYỄN THỊ HUẾ, NGUYỄN HOÀI THƯ HƯƠNG E-mail: luutheanhig@ Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 5 - 9 - 2013 1. Mở đầu tỉnh Đắk Nông có ha (chiếm 58,7% diện tích tự nhiên của tỉnh) [7], đây là nhóm đất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, khoảng ha diện tích của nhóm đất này đã được khai thác để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng các loại cây lâu năm (cà phê, sao su, hồ tiêu, điều,.) [2]. Trong điều kiện đặc thù của khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nơi đây đã và đang diễn ra các quá trình thoái hóa đất tự nhiên, cùng với các tập quán canh tác không hợp lý trong một thời gian dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ phì của các loại đất đỏ basalt, làm giảm năng suất cây trồng, đe dọa đến khai thác bền vững nguồn tài nguyên đất này. Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về thực trạng chất lượng đất đỏ basalt dưới các loại hình canh tác khác nhau ở Đắk Nông thông qua các tính chất vật lý và hóa học cơ bản, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất đỏ basalt ở đây. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cung cấp tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về đất basalt và ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến tính chất đất. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia. Trên quan điểm sinh thái học, đất là một dạng tài nguyên tái tạo, là một vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái trên Trái Đất. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được - đó là độ phì nhiêu [5]. Như vậy, khi tác động vào đất, đồng thời là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó. Tùy thuộc vào nhận thức và phương thức đối xử của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.