Tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt - Mã đề 219 dành cho các bạn học sinh lớp 10 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi. | SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT --------------- KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2018-2019 BÀI THI: GDCD 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) MÃ ĐỀ THI: 219 Họ tên thí sinh:.SBD: Câu 1: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là A. phủ định sạch trơn. B. phủ định biện chứng. C. phủ định của phủ định. D. phủ định siêu hình. Câu 2: Theo triết học Mác - Lê-nin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở nào dưới đây? A. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. B. kế thừa tất cả từ cái cũ. C. giữ lại yếu tố tích cực của cái cũ. D. phủ định sạch trơn cái cũ. Câu 3: Nghỉ hè, M lên Hà Nội thăm chị gái. M nhận thấy ở thủ đô toàn nhà cao tầng, chứ không có nhiều nhà cấp bốn như ở quê. Trên đường phố, mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. Trong lúc chờ chị đón, M thấy có một bạn nhỏ đến xin tiền mua đồ ăn. Nhìn bạn nhỏ rất đáng thương nên M cũng muốn cho em ấy tiền, nhưng nhớ lời mẹ dặn ở trên thành phố nhiều trộm cắp lừa đảo nên M lại thôi. M cứ băn khoăn mãi, không biết nên quyết định ra sao. Em hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học trong tình huống trên? A. Mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. B. M nhà thì ở quê, nhưng hôm nay được lên thành phố chơi. C. Trạng thái băn khoăn vừa muốn giúp lại vừa sợ bị lừa của M. D. Thủ đô nhiều nhà cao tầng, ở quê nhiều nhà cấp bốn. Câu 4: Trong những câu dưới đây câu nào không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? A. Chín quá hóa nẫu. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. C. Tre già măng mọc. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 5: Bạn A và bạn B cùng trò chuyện với nhau về việc học. Theo bạn A, giờ mình lên cấp 3 rồi nên những kiến thức ở các cấp dưới mình nên quên hết để não mình có chỗ tiếp thu kiến thức ở cấp 3 thì mới học tốt được. Nếu là bạn B khi nghe A nói vậy em sẽ chọn giải pháp nào dưới đây cho phù hợp với .