Trong bài báo này, các tác giả giới thiệu phương pháp sử dụng tài liệu núi lửa để nghiên cứu trường ứng suất kiến tạo khu vực. Về thực chất, đây chỉ là sự kế thừa và phát triển phương pháp nghiên cứu ứng suất theo số liệu khoan đã được giới thiệu. | 35(1), 1-9 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2013 TRƯỜNG ỨNG SUẤT VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG HIỆN ĐẠI TRONG VỎ TRÁI ĐẤT KHU VỰC ĐÔNG NAM THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM DƯƠNG QUỐC HƯNG, BÙI NHỊ THANH, NGUYỄN VĂN LƯƠNG, NGUYỄN VĂN ĐIỆP E - mail: quochunghdh@ Viện Địa chất và Địa Vật lý Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 7 - 9 - 2012 1. Mở đầu Nghiên cứu trường ứng suất kiến tạo giúp chúng ta có cái toàn diện và sâu sắc hơn về các lực khống chế, chi phối các biến dạng nội mảng, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác hơn về nguồn gốc, cơ chế hình thành và mức độ tiềm ẩn các tai biến địa chất có thể phát sinh. Tuy nhiên, cho đến nay, những hiểu biết của chúng ta về trường ứng suất kiến tạo khu vực Đông Nam thềm lục địa Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, bước đầu. Nguyên nhân của hiện trạng này là sự thiếu số liệu cơ cấu chấn tiêu động đất, trong khi các phương pháp địa hình - địa mạo và vật lý kiến tạo lại khó áp dụng ở khu vực nghiên cứu. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trường ứng suất tại chỗ (in-situ stress field) theo tài liệu khoan dầu khí bước đầu được áp dụng ở khu vực nghiên cứu [1, 4]. Tư tưởng chủ đạo của phương pháp này là xem xét các đặc trưng phá hủy trên thành giếng khoan như những chỉ thị ứng suất tại các giếng khoan khảo sát. Theo đó, hướng sập lở thành giếng khoan được xác định là hướng ứng suất ngang cực tiểu; hướng các khe nứt giãn căng phát sinh trong quá trình khoan, được xem là hướng ứng suất ngang cực đại; trong khi ứng suất thẳng đứng, với độ lớn bằng tải trọng của cột nước và đất đá nằm phía trên độ sâu khảo sát, được xem là thành phần ứng suất cơ bản thứ ba của trạng thái ứng suất [4, 9]. Tuy nhiên, các kết quả đạt được theo hướng nghiên cứu này vẫn còn hạn chế: Việc định nghĩa các thành phần ứng suất như trên chỉ đúng đắn trong trường hợp chế độ ứng suất giãn căng, nhưng không phù hợp đối với chế độ ứng suất kiểu nghịch hoặc trượt bằng. Bởi vì, trong hai trường hợp này, các khe nứt phát sinh trong .