Nguồn gốc và tên gọi của tầng “cuội kết” tại khu vực đỉnh núi Ba Vì, Hà Nội

Phân tích các tài liệu khoa học đã công bố, đồng thời tiến hành các nghiên cứu bổ sung, các tác giả muốn góp phần giải quyết vấn đề nguồn gốc của tầng đá “cuội kết” kể trên. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 35(2), 204-210 9-2013 NGUỒN GỐC VÀ TÊN GỌI CỦA TẦNG “CUỘI KẾT” TẠI KHU VỰC ĐỈNH NÚI BA VÌ, HÀ NỘI BÙI VĂN ĐÔNG, TẠ HÒA PHƯƠNG, NGUYỄN THÙY DƯƠNG Email: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 8 - 5 - 2013 1. Mở đầu 3. Phương pháp nghiên cứu Trên phần cao nhất của các đỉnh núi vùng Ba Vì (đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên) có tầng đá “cuội kết” chứa nhiều tảng, cuội với độ “mài tròn” khác nhau, rất đặc biệt. Hiện còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguồn gốc thành tạo của tầng đá này. Có ý kiến cho rằng đó là tầng cuội kết núi lửa (Nguyễn Ngọc Khôi, 2006 trong tài liệu “Chuẩn hóa vùng thực tập địa chất đại cương vùng Ba Vì - Đồ Sơn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội”) và cũng có ý kiến cho rằng nó được hình thành do sự phun nổ của núi lửa [3, 5]. Việc xác định chính xác tên gọi của tầng đá này có ý nghĩa quan trọng bởi vì Ba Vì không chỉ là một khu du lịch mà còn là địa bàn thực tập hàng năm của sinh viên khối các khoa học về Trái Đất của Đại học Quốc gia Hà Nội. Để giải quyết mục tiêu đặt ra, bài báo sử dụng các phương pháp nghiên cứu thạch học, nhiễu xạ rơn ghen XRD nhằm xác định thành phần khoáng vật của cuội và xi măng gắn kết, từ đó có kết quả đối sánh để tìm ra nguồn gốc hình thành tầng đá. Số lượng lát mỏng phân tích gồm có 30 mẫu tại khu vực đỉnh Ba Vì, 10 mẫu tại khu vực Đền Trung, 10 mẫu tại khu vực mỏ pyrit Minh Quang và 5 mẫu đá nằm dưới ranh giới với tầng “cuội”. Mẫu được gia công lát mỏng thạch học và phân tích bằng kính hiển vi Axiokop 40 tại Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Ngoài ra, nhằm xác định thành phần khoáng vật sét có trong các thành tạo “cuội” và xi măng gắn kết bài báo sử dụng phương pháp XRD. Mẫu được nghiền nhỏ tới kích thước < 64µm, phân tích dạng bột với máy Siemens D5005 tại khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Các thông số đo bao gồm bước nhảy 0,03°, thời gian ngưng 1,0s, dải đo 560° 2θ, ống Cu. Phân .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.