Những kết quả nghiên cứu của công trình này bước đầu đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Đây là những kết quả nghiên cứu mới nhất của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu một số dạng tai biến địa chất điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên” mang mã số TN3/T04 thuộc Chương trình TN3/11-15. | 35(3), 219-229 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2013 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CẢNH BÁO NGUY CƠ TAI BIẾN NỨT SỤT ĐẤT KHU VỰC TÂY NGUYÊN PHẠM VĂN HÙNG, NGUYỄN XUÂN HUYÊN E-mail: phamvanhungvdc@ Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 4 - 7 - 2013 1. Mở đầu Lãnh thổ Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm trong vùng có những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên nói riêng, nước ta nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các tai biến địa chất, đặc biệt là nứt sụt đất (NSĐ) diễn ra bất thường, khó kiểm soát đã gây nên những tổn thất khó lường cho cuộc sống của người dân địa phương. Các tai biến nứt đất, nứt sụt đất đã xuất hiện ở một số nơi như doanh trại của Trung đoàn 28 - Quân đoàn 3 thuộc xã Hoà Bình (thành phố Kon Tum), Tu Mơ Rông, Diên Bình, Doãn Văn, Hoà Thắng, Ia Ve, Cư Mgar, Pleiku, Tuy Đức, Đắk Rlấp,. gây tổn thất lớn không những về tài sản vật chất, mà còn gây hoang mang lo lắng trong nhân dân. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này và đạt được kết quả bước đầu. Nguyễn Trọng Yêm và các cộng sự (1991, 2005) khẳng định rằng, tai biến nứt đất có nguồn gốc nội sinh, do chuyển động từ từ của vỏ Trái Đất, trong đó phải kể đến yếu tố hoạt động của các đứt gãy kiến tạo hiện đại. Theo Phan Thanh Sáng và các cộng sự (2002), tai biến NSĐ hình thành và phát triển do tác động của nhóm yếu tố địa chất và kiến tạo, trong đó phải kể đến yếu tố đứt gãy hoạt động, địa chất thạch học, chuyển động hiện đại vỏ Trái Đất và địa chất thủy văn. Tai biến NSĐ ở khu vực Tây Nguyên đã được quan tâm điều tra hiện trạng và đánh giá nguyên nhân phát sinh. Cho đến nay, ở Tây Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu dự báo, khoanh vùng nguy cơ NSĐ làm cơ sở cho quản lý tai biến và phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của công trình này bước đầu đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Đây