Một số đặc trưng xuất hiện Spread-F xích đạo tại Phú Thụy trong hơn một chu kỳ hoạt động mặt trời

Để tiếp tục nghiên cứu về hiện tượng này, đóng góp thêm cho bức tranh xuất hiện Fs ở Việt Nam, bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu cho chuỗi số liệu kéo dài hơn một chu kỳ hoạt động Mặt Trời (1962-1979) quan sát tại đài điện ly Phú Thụy, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được so sánh với các kết quả quan sát đã công bố trước đây. | 35(3), 265-271 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2013 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG XUẤT HIỆN SPREAD-F XÍCH ĐẠO TẠI PHÚ THỤY TRONG HƠN MỘT CHU KỲ HOẠT ĐỘNG MẶT TRỜI TRẦN THỊ LAN, ĐÀO THẾ CƯỜNG E-mail: lanvldc@ Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 23 - 3 - 2013 1. Mở đầu Spread F (Fs) là hiện hượng vết F bị trải rộng trên điện ly đồ thay vì là vết mảnh thông thường do xuất hiện các bất ổn định plasma trong vùng F tầng điện ly [19]. Tại vùng điện ly xích đạo Fs thường xuất hiện vào thời điểm sau khi mặt trời lặn và thường được gọi là Spread F xích đạo. Meek (1949) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Spread” (trải rộng) để mô tả các điện ly đồ khuyếch tán mà ông quan sát thấy ở vùng vỹ độ cao, kể từ đó thuật ngữ “Spread F” chính thức được các nhà khoa học về điện ly sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sau này. Nghiên cứu Fs bắt đầu phát triển và gây sự chú ý khi hiện tượng được ghi nhận đầu tiên vào năm 1938 tại Huancayo, Peru. Đã có hàng loạt các nghiên cứu hiện tượng xuất hiện Fs ở các vùng vĩ độ khác nhau được tiến hành. Kết quả nghiên cứu Fs tại các trạm vùng xích đạo đã được công bố trên thế giới phải kể đến như trạm Ibadan, Nigeria [9]; Baguio, Philippin [10]; Ahmedabad, Ấn Độ [12]; Thumba, Ấn Độ [2, 3]; Fortaleza, Brazil [1]. Các nghiên cứu đã tập trung vào việc mô tả hình thái học của hiện tượng, bao gồm phân bố hoạt động Fs theo vỹ độ - kinh độ, phạm vi hoạt động Fs mạnh, hình dạng của Fs xuất hiện trên điện ly đồ, biến thiên của sự xuất hiện theo thời gian (theo giờ trong ngày, theo mùa trong năm), mối quan hệ giữa sự xuất hiện với độ hoạt động Mặt Trời, với các hoạt động địa từ (bão từ), với phản ứng của lớp F (độ cao của đáy lớp F). Các nghiên cứu chỉ ra sự tồn tại một vành đai hoạt động Fs mạnh nằm trong khoảng ±10° vỹ độ địa từ ở hai bên xích đạo từ. Các kết quả cũng cho thấy đặc trưng xuất hiện Fs biến đổi phức tạp, phụ thuộc nhiều vào đặc tính địa phương, kinh độ, vỹ độ, thời gian, mùa, hoạt động Mặt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
29    217    1    20-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.