Mô hình tích hợp ALES - GIS cho phép tích hợp các bản đồ chuyên đề, thực hiện đánh giá thích nghi đất đai và biểu thị trực quan kết quả đánh giá trên bản đồ. | 35(3), 272-279 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2013 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP ALES - GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ KHU VỰC DI LINH - BẢO LỘC HOÀNG THỊ HUYỀN NGỌC, NGUYỄN ĐÌNH KỲ, LƯU THẾ ANH E-mail: Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 11 - 4 - 2013 1. Mở đầu Khung đánh giá đất đai do FAO đề xuất (1976) là phương pháp đánh giá định lượng, đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững [8]. Tuy nhiên, bước tính toán dựa trên bảng thích nghi và đánh giá tổng hợp lại mang tính thủ công lặp đi lặp lại, đòi hỏi nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. Phần mềm đánh giá đất đai tự động (Automated Land Evaluation System - ALES) được Rossiter (2000) phát triển với mục đích cung cấp khả năng tự động hóa trong đánh giá đất đai, được phát triển dựa trên phương pháp đánh giá đất đai của FAO [4]. Cây quyết định (Decision tree) trong ALES cung cấp khả năng đánh giá linh hoạt hơn so với việc xây dựng các bảng thích nghi của FAO trước đây. Hạn chế chính của ALES là chỉ xử lý các dữ liệu thuộc tính (Attribute) và không thể biểu diễn dữ liệu không gian trên bản đồ [1]. Trong khi đó, hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu đầu vào (tính chất đất đai) và thể hiện dữ liệu đầu ra của ALES dưới dạng bản đồ thích nghi đất đai và bản đồ đề xuất sử dụng đất [1]. Do đó, mô hình tích hợp ALES - GIS cho phép tích hợp các bản đồ chuyên đề, thực hiện đánh giá thích nghi đất đai và biểu thị trực quan kết quả đánh giá trên bản đồ. Tỉnh Lâm Đồng có diện tích canh tác chè lớn nhất cả nước, khoảng ha. Trong đó, 94% diện tích chè của tỉnh tập trung ở Tp. Bảo Lộc, huyện Di Linh và Bảo Lâm (gọi tắt là khu vực Di 272 Linh - Bảo Lộc). Với lịch sử phát triển gần 100 năm, cây chè trở thành thương hiệu cho vùng đất này như chè B’Lao. Hàng năm, Lâm Đồng có sản lượng chè cao, năm 2010 đã thu hoạch được .