Góp phần làm sáng tỏ cơ chế xói lở đường bờ và chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp (Tp. Hồ Chí Minh)

nghiên cứu cơ chế xói lở đường bờ và vật liệu chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp được thực hiện dựa trên các khảo sát thực địa, thí nghiệm dòng tia ngập, thí nghiệm trên máng dẫn, thí nghiệm trên mô hình vật lý 3-D và mô hình số. | Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 34(2), 153-161 6-2012 GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ CƠ CHẾ XÓI LỞ ĐƯỜNG BỜ VÀ CHÂN BỜ HẠT DÍNH KHU VỰC SÔNG SOÀI RẠP (TP. HỒ CHÍ MINH) BÙI TRỌNG VINH1, DEGUCHI ICHIRO2 E-mail: buitrongvinh@ 1 Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM 2 Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Osaka, Nhật Bản Ngày nhận bài: 11 - 11 - 2011 1. Mở đầu Xói lở bờ sông và cửa sông ven biển là một trong những vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội cũng như về môi trường. Ở một số đoạn sông Soài Rạp (khu vực phía đông nam Tp. Hồ Chí Minh), tốc độ xói lở bờ lên tới trên 10 mét/năm đã được ghi nhận. Cơ chế xói lở đường bờ và vật liệu chân bờ hạt dính khu vực bờ sông và cửa sông chưa được hiểu một cách thấu đáo [1]. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính dính của đường bờ và vật liệu chân bờ. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế xói lở đường bờ và vật liệu chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp được thực hiện dựa trên các khảo sát thực địa, thí nghiệm dòng tia ngập, thí nghiệm trên máng dẫn, thí nghiệm trên mô hình vật lý 3-D và mô hình số. 2. Phương pháp nghiên cứu . Khảo sát thực địa và thí nghiệm dòng tia Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 12 đoạn thép, mỗi đoạn dài 1,5m và đánh dấu, đóng vuông góc vào 5 vị trí bờ sông Soài Rạp - nơi có khả năng xảy ra xói lở mạnh (hình 1). Sau một năm, nhóm nghiên cứu lấy mẫu và kiểm tra mức độ xói lở và đặc tính xói của vật liệu bờ và chân bờ Soài Rạp. Ứng suất cắt tới hạn và thành phần vật liệu của các mẫu không nguyên dạng được phân tích theo tiêu chuẩn ASTM và thiết bị thí nghiệm dòng tia xiên góc (được phát triển bởi Hansan và cộng tác khác, 2002) [6]. Hình 1. Vị trí khảo sát và lấy mẫu . Thí nghiệm trong máng dẫn Thí nghiệm được thực hiện trong máng dẫn có chiều dài 30m, chiều cao 2,2m và chiều rộng 1,5m. Một đáy cố định bằng thép được sử dụng để chia chiều cao của máng dẫn thành hai phần. Phần bên dưới được sử dụng để tạo dòng chảy tuần hoàn. Phần bên trên được sử dụng để thí .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
78    75    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.