Việt Nam nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển, quá trình phát thải các chất vào khí nghiên cứu này, sử dụng số liệu quan sát sol khí tại Bắc Giang và Bạc Liêu và số liệu gió khu vực châu Á trên các mực khác nhau của Trung tâm Quốc gia dự báo môi trường Mỹ/Phòng năng lượng (NCEP/DOE-2) để nghiên cứu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa mùa đông đến độ dày quang học sol khí tại Bạc Liêu và Bắc Giang. | 34(3), 266-274 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2012 ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀN LƯU GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG TỚI ĐỘ DÀY QUANG HỌC SOL KHÍ TẠI BẠC LIÊU VÀ BẮC GIANG PHẠM XUÂN THÀNH, NGUYỄN XUÂN ANH, ĐỖ NGỌC THÚY, LÊ VIỆT HUY E-mail: pxthanh@ Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 25 - 4 - 2012 1. Mở đầu Những thập kỷ gần đây, mức độ phát thải sol khí (các hạt thể rắn hoặc lỏng tồn tại lơ lửng trong không khí) vào khí quyển ngày càng tăng liên quan đến quá trình phát triển công nghiệp của các quốc gia. Nồng độ sol khí trong không khí tăng lên tác động trực tiếp tới sức khoẻ và đời sống con người do giảm chất lượng không khí, ngoài ra còn tác động gián tiếp thông qua ảnh hưởng tới thời tiết, khí hậu [12]. Sol khí hấp thụ và tán xạ năng lượng bức xạ mặt trời làm thay đổi cân bằng năng lượng mặt đất ảnh hưởng tới thời tiết khí hậu [2, 5, 8]. Ngược lại, điều kiện khí hậu, đặc biệt là gió và mưa ảnh hưởng đến phân bố của sol khí, từ đó làm thay đổi mật độ sol khí. Độ dày quang học sol khí (đại lượng đặc trưng cho sự suy giảm của tia bức xạ mặt trời do hấp thụ và tán xạ của các phần tử sol khí) thường được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa sol khí và khí hậu thời tiết. Saha và Moorthy, 2004 [9] thấy rằng những trận mưa rào mạnh trong mùa khô có ảnh hưởng tới độ dày quang học sol khí (AOD: Aerosol optical depth) và kích thước của các phần tử sol khí. Liu và cộng sự, 2011[7] chứng minh rằng dị thường AOD khu vực Đông Bắc và Đông Nam (nam) Trung Quốc có liên quan đến cường độ hoạt động của gió mùa mùa hè Ấn Độ. Độ dày quang học sol khí và mật độ các hạt sol khí thô trên đảo Midway (trung tâm Thái Bình Dương) phụ thuộc đáng kể vào tốc độ gió bề mặt [10]. Việt Nam nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển, quá trình phát thải các chất vào khí 266 quyển đa dạng về thành phần, phong phú về số lượng. Thêm vào đó, chế độ hoàn lưu trên khu vực Việt Nam rất phức tạp, nên sự vận chuyển sol khí từ các vùng khác nhau của thế giới .