Mục đích chính của nghiên cứu là chỉ ra những ảnh hưởng của điều kiện địa hình, đồng thời bước đầu thiết lập cơ sở cho công tác đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa hình tại những vị trí cụ thể ở Việt Nam sau này, phục vụ công tác thiết kế chống động đất. | 34(3), 281-286 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2012 VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH TỚI DAO ĐỘNG NỀN NGUYỄN CÔNG THĂNG1, PHẠM ĐÌNH NGUYỄN2 E-mail: thangtr05@ 1 Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 9 - 7 - 2012 1. Mở đầu Trong lĩnh vực địa chấn công trình, để phục vụ công tác quy hoạch và thiết kế chống động đất, các nhà địa chấn cần xác định được các đặc trưng dao động nền do động đất sinh ra tại các vị trí quan tâm [6]. Để làm được điều đó, cần phải biết quá trình sóng địa chấn lan truyền từ vị trí động đất có thể phát sinh tới vị trí cần khảo sát. Quá trình này có thể được phân làm hai giai đoạn: (i) Sóng địa chấn lan truyền ở phần sâu của Trái Đất, từ vị trí động đất phát sinh tới nền đá gốc bên dưới vị trí quan tâm. Môi trường truyền sóng trong giai đoạn này thường phù hợp với mô hình chung cho khu vực hoặc toàn cầu; (ii) Sóng địa chấn lan truyền từ nền đá gốc bên dưới vị trí quan tâm tới mặt đất. Môi trường truyền sóng trong giai đoạn này thường có tính đặc thù địa phương, đặc trưng bởi một số yếu tố chi phối trường sóng địa chấn như đặc điểm phân bố và tính chất vật lý của các lớp đất đá bên trên đá gốc, điều kiện địa hình trên mặt [1, 3, 5, 8, 10-14]. Trong công tác đánh giá độ nguy hiểm động đất cho các vùng phục vụ công tác quy hoạch, các nhà địa chấn thường dừng lại ở giai đoạn thứ nhất nêu trên. Tuy vậy, trong công tác phân vùng chi tiết động đất và xác định các tham số địa chấn phục vụ thiết kế chống động đất cần phải tính đến những ảnh hưởng của các yếu tố địa phương. Một trong các yếu tố địa phương được cho là có ảnh hưởng tới dao động nền là điều kiện địa hình của mặt đất [1, 5]. Ở Việt Nam, hoạt động động đất mạnh mẽ nhất thường diễn ra ở các vùng miền núi, nơi có đặc thù về địa hình khá phức tạp (xem: Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam của Nguyễn Đình Xuyên và nnk, 1996 và [17]. Cho .