Bản tóm tắt này trình bày những kết quả phân tích chính về lao động di cư ở Việt Nam, đặc điểm của lao động di cư, tình trạng việc làm, thu nhập và đóng góp của lao động di cư cho gia đình ở quê nhà, dựa trên kết quả phân tích số liệu từ Điều tra Di cư Nội địa Quốc gia năm 2015. Bản tóm tắt cũng cung cấp những khuyến nghị cho các chính sách phát triển ở Việt Nam nhằm tận dụng tốt lợi thế của quá trình di cư, đặc biệt là lao động di cư cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. | ĐIỀU TRA DI CƯ NỘI ĐỊA QUỐC GIA 2015 Tờ tin số 4: Lao động di cư ở Việt Nam @ UN Viet Nam/Aidan Dockery Bản tóm tắt này trình bày những kết quả phân tích chính về lao động di cư ở Việt Nam, đặc điểm của lao động di cư, tình trạng việc làm, thu nhập và đóng góp của lao động di cư cho gia đình ở quê nhà, dựa trên kết quả phân tích số liệu từ Điều tra Di cư Nội địa Quốc gia năm 2015. Bản tóm tắt cũng cung cấp những khuyến nghị cho các chính sách phát triển ở Việt Nam nhằm tận dụng tốt lợi thế của quá trình di cư, đặc biệt là lao động di cư cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Giống như nhiều quốc gia khác đang trải qua quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, trong vòng 30 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của dòng người di cư trong nước. Các nghiên cứu quốc tế và ở Việt Nam cũng cho thấy có mối quan hệ biện chứng giữa di cư và phát triển. Di cư vừa là động lực thúc đẩy vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đặc biệt, di cư đã đóng góp vào việc giải quyết vấn đề thừa lao động ở nơi đi, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ở nơi đến. Di cư cũng đem đến sự đa dạng văn hóa cho nơi đến. Ở nhiều nơi trong cả nước, lao động di cư không chỉ làm những công việc người dân địa phương không muốn làm mà còn tham gia vào những công việc đòi hỏi những kỹ năng và tay nghề cao mà lao động địa phương không đáp ứng được. Đặc biệt, với nhiều hộ dân cư ở khu vực nông thôn, di cư được coi là một phần quan trọng trong chiến lược cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình. 1 CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH với 69,1%). Phát hiện này tương tự như kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và các cuộc Điều tra lao động việc làm hàng quý, cho thấy lao động di cư ở độ tuổi trẻ và có xu hướng “nữ hóa” trong di cư. Có 32,0% người di cư trong độ tuổi 15-59 đang làm việc chưa từng kết hôn trong khi con số này của người không di cư là 15,9%. Lao động di cư nam có tỷ trọng chưa từng kết hôn cao hơn lao động di cư nữ (34,4% so với