Nối tiếp phần 1 của ebook Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển: Phần 2 sẽ tiếp tục trình bày các nội dung về động thái vi mô - vĩ mô và tình trạng nghèo đói, khu vực kinh tế phi chính thức, cuộc khủng hoảng và chính sách công tại Việt Nam, toàn cầu hóa và việc làm phi chính thức tại các nước đang phát triển. . | ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO CHƯƠNG III ÐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO 321 322 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO CÓ GIỚI HẠN NÀO CHO SỰ GIA TĂNG TÌNH TRẠNG PHI CHÍNH THỨC Ở NAM MỸ? ĐIỀU TRA SƠ BỘ Francisco Verdera1 2 Giới thiệu Mục đích của bài viết này là tìm hiểu liệu có giới hạn nào đối với sự gia tăng việc làm trong khu vực phi chính thức đô thị (UIS) ở Nam Mỹ (SA). Bài viết sẽ mô tả và phân tích các yếu tố quyết định sự phát triển của tình trạng phi chính thức đô thị tại SA kể từ năm 1970 khi hiện tượng này được nghiên cứu, định nghĩa và đo lường cho đến tình hình hiện tại trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng năm 2008-2009. Cần phân tích dài hạn để phát hiện hình thái gia tăng việc làm phi chính thức tại đô thị và các yếu tố góp phần tạo nên sự gia tăng này. Sau khi nghiên cứu này được thực hiện, chúng ta sẽ xem xét và đánh giá giới hạn của sự gia tăng này. Trước những năm 1970 dư thừa lao động đô thị là do di dân từ nông thôn ra đô thị khiến dân số đô thị tăng nhanh. Lượng dư thừa lao động khổng lồ (không giới hạn) này tại các thành phố đã khiến việc làm giảm chất lượng, trở nên không ổn định hoặc phi chính thức, trong lúc đó khu vực đô thị vẫn 1 2 Các ý kiến đưa ra không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế. Bài viết này được sự hợp tác của William A. Sanchez, người đã xây dựng các chuỗi dữ liệu so sánh, và chuẩn bị đồ thị và bảng biểu. Xin đặc biệt cảm ơn Alex Carbajal đã hỗ trợ thực hiện các ước tính tại mục 7 và 8. 323 324 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN dựa trên chế độ tự cung tự cấp khác với với việc làm trong khu vực hiện đại hay tư bản chủ nghĩa (Lewis 1954). Có tương đối ít tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử và khái niệm của khu vực phi chính thức đô thị (UIS), ngoài một số trích dẫn lặp đi lặp lại nội dung bài viết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Kenya vào năm 1972. Kể từ đó, .