Giáo dục đại học Việt Nam sau nhiều lần cải cách, đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển lực lượng lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, giáo dục đại học Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, mất cân đối về cơ cấu đào tạo và chất lượng còn bất cập. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế trên là từ khía cạnh tài chính. Bài viết nêu lên một số hạn chế, bất cập của tài chính giáo dục đại học của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề này. | MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Some solutions for financial innovation in higher education in Vietnam at present. ThS. NGUYỄN HỮU NĂNG Trường Đại học Văn Hiến Tóm tắt Giáo dục đại học Việt Nam sau nhiều lần cải cách, đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển lực lượng lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, giáo dục đại học Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, mất cân đối về cơ cấu đào tạo và chất lượng còn bất cập. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế trên là từ khía cạnh tài chính. Bài viết nêu lên một số hạn chế, bất cập của tài chính giáo dục đại học của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề này. Từ khóa: đổi mới, giáo dục đại học, giải pháp tài chính Abstract Vietnam university education after several reforms, innovation has made significant achievements, contributing to the development of highly - qualified labor force to meet the needs of economical and social development. However, under a comprehensive review, Vietnam higher education still possesses many limitations, structural imbalance and inadequate quality of education. One of the causes is the restrictions on the financial aspects. This article raised a number of limitations and shortcomings of finance situation in higher education in Vietnam and proposed some solutions to tackle this problem. Keywords: innovation, higher education, financial solutions. 1 1. Đặt vấn đề Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Trong khi đó, nguồn lực tài chính của Nhà nước không thể đủ để đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, nhất là đào tạo đại học. Vì thế, việc tìm ra một cơ chế chính sách hợp lý để huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học là rất cần thiết. Bên cạnh đó, tài chính cho giáo dục đại học cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, cần có giải pháp đổi mới