Tăng cường giá trị thương hiệu của trường đại học

Giá trị thương hiệu (GTTH) là vấn đề luôn được các trường đại học (ĐH) quan tâm trong quá trình xây dựng, phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của giáo dục đại học (GDĐH) thời gian gần đây. Nhằm hỗ trợ việc xây dựng GTTH cho các trường ĐH trong bối cảnh mới, bài viết tập trung phân tích các thành tố cấu thành, tầm quan trọng của GTTH, thông qua đó đưa ra một số khuyến nghị mà các trường ĐH cần chú trọng. | Diễn đàn Khoa học - Công nghệ TĂNG CƯỜNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Phạm Thị Huyền1, TS Nguyễn Tiến Dũng2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1 2 Giá trị thương hiệu (GTTH) là vấn đề luôn được các trường đại học (ĐH) quan tâm trong quá trình xây dựng, phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của giáo dục đại học (GDĐH) thời gian gần đây. Tuy nhiên, không phải trường ĐH nào cũng hiểu rõ về các thành tố làm nên GTTH trường ĐH và tìm được các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất trong triển khai tạo dựng GTTH cho riêng mình. Nhằm hỗ trợ việc xây dựng GTTH cho các trường ĐH trong bối cảnh mới, bài viết tập trung phân tích các thành tố cấu thành, tầm quan trọng của GTTH, thông qua đó đưa ra một số khuyến nghị mà các trường ĐH cần chú trọng. T hương hiệu là vấn đề có ý nghĩa dài hạn đối với tất cả các tổ chức. Mối quan tâm về xây dựng thương hiệu đã được bắt đầu từ lĩnh vực sản phẩm hữu hình, sau đó chuyển dần sang lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể, có nhiều loại dịch vụ chuyên môn cao thường dựa vào uy tín thương hiệu để thu hút khách hàng (như khám chữa bệnh, tư vấn tâm lý, giáo dục ). GDĐH chính là một loại dịch vụ đặc biệt với những đặc điểm như: (i) Hàm lượng vô hình cao; (ii) Tác động tới tâm trí con người; (iii) Khó đánh giá chất lượng; (iv) Có điều kiện sử dụng; (v) Đòi hỏi sự tham gia từ người học; (vi) Phải đáp ứng yêu cầu của người học và người tuyển dụng. Những đặc điểm đó đã làm cho thương hiệu của cơ sở GDĐH trở nên hết sức quan trọng khi người học lựa chọn và đánh giá cơ sở đó. Trong 15 năm qua, số lượng cơ sở GDĐH tại Việt Nam đã tăng nhanh, tạo nên sự cạnh tranh 22 giữa các cơ sở công lập với tư thục, giữa các cơ sở trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; giữa các chương trình đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, hệ đào tạo cấp văn bằng hai hay liên kết quốc tế Chính sách xã hội hóa giáo dục, tăng cường quyền tự chủ của các trường ĐH càng làm cho vấn đề xây .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.