Đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus, Oshima, 1926)” thuộc Chương trình Quỹ gen cấp nhà nước, do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Đông Bắc chủ trì thực hiện từ năm 2014 đến 2018. Đến nay, đề tài đã hoàn thành cơ bản các nội dung nghiên cứu đề ra. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số kết quả nổi bật của đề tài, đặc biệt là trong sản xuất giống cá Bỗng và nuôi thương phẩm ở trong ao và trong lồng. | khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo Chương trình Quỹ gen cấp nhà nước: Góp phần phát triển nguồn gen cá Bỗng Nguyễn Tất Đắc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Đông Bắc Đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus, Oshima, 1926)” thuộc Chương trình Quỹ gen cấp nhà nước, do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Đông Bắc chủ trì thực hiện từ năm 2014 đến 2018. Đến nay, đề tài đã hoàn thành cơ bản các nội dung nghiên cứu đề ra. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số kết quả nổi bật của đề tài, đặc biệt là trong sản xuất giống cá Bỗng và nuôi thương phẩm ở trong ao và trong lồng. Loài cá trong Sách đỏ, cần được nghiên cứu và phát triển Những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái môi trường, việc xây dựng hồ - đập thủy điện/ thủy lợi khiến cho cá Bỗng không di cư sinh sản được và tình trạng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt như xung điện, thuốc nổ. đã làm cho sản lượng cá Bỗng giảm sút nghiêm trọng. Hầu hết, trên các sông suối thuộc hệ thống sông Hồng không còn bắt được cá Bỗng giống để nuôi. Cá Bỗng hiện nay được nêu trong Sách đỏ, thuộc diện cần bảo vệ khẩn cấp. Loài cá này cũng được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt vào danh sách các loài cá quý hiếm cần được bảo vệ, do vậy việc bảo tồn loài cá bản địa quý hiếm này là rất cấp thiết. Cá Bỗng (tên khoa học là Spinibarbus denticulatus) thuộc họ cá chép, thường sống ở trung và thượng lưu các sông lớn - nơi có nguồn nước mát, sạch (ở Việt Nam, cá Bỗng sống chủ yếu ở sông, suối thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc). Thịt cá Bỗng giàu dinh dưỡng, thơm ngon, được nhiều người ưa thích, là 1 trong 5 loài “cá 30 vua” của đồng bào Tây Bắc. Đây là loài ăn tạp, phải nuôi tối thiểu 5 năm mới cho thu hoạch, nên giá trị kinh tế của nó khá cao, giá bán có thể lên tới đồng/kg. Mặc dù có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nhưng nghề nuôi cá Bỗng chưa phát triển do gặp nhiều khó khăn về