Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Vai trò của nông nghiệp trong ngành kinh tế, sử dụng đất trong nông nghiệp, các hệ thống sản xuất nông nghiệp, sử dụng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực ở Việt Nam, phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông nghiệp và biến đổi khí hậu, các công nghệ và thực hành CSA,. Để nắm nội dung . | Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) ở Việt Nam Thông điệp chính Trong hơn 30 năm qua, nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ đã làm thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của Việt Nam: cải thiện tình hình an ninh lương thực, giảm đói nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu nông nghiệp và tạo sinh kế cho gần một nửa lực lượng lao động cả nước. Năng suất một số cây trồng như lúa, ngô, cà phê, cao su, điều, chè và hạt tiêu của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra những tác động đáng kể đến môi trường. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và nước tưới nhằm gia tăng năng suất đã khiến nông nghiệp trở thành nguồn phát thải khí nhà kính (KNK) lớn thứ hai sau ngành năng lượng. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, các đợt lạnh tăng cường ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và hạn hán ở Tây Nguyên cho thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn ở Việt Nam. Chuyển đổi thực hành sản xuất nông nghiệp truyền thống sang hướng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và bền vững với môi trường sẽ giúp ngành nông nghiệp khắc phục được những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu. Do sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng và đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của BĐKH cũng thay đổi theo từng hệ thống sản xuất và vùng sinh thái nông nghiệp. Dưới tác động của BĐKH, mức xuất khẩu ròng của các sản phẩm gạo, cà phê và sắn được dự báo sẽ giảm đi do năng suất các cây trồng này có xu hướng giảm mạnh hơn so với trường hợp không có tác động của BĐKH. Để duy trì sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng, nhiều thực hành nông nghiệp đã được xác định là có khả năng thích ứng tốt với BĐKH. Các thực hành này bao gồm: quản lý nguồn nước và thủy lợi thông minh; áp dụng các giống cây trồng cải tiến; sản xuất Khái niệm về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) hướng đến cải thiện sự hòa hợp giữa .