Động thái tái sinh tự nhiên dưới tán của các quần xã thực vật ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu thực hiện việc kết hợp các phương pháp điều tra thực địa như điều tra sơ thẩm, điều tra theo dõi chi tiết trên các ô định vị trong thời gian 6 năm nhóm nghiên cứu đã đánh giá được động tái sinh dưới tán rừng các thảm thực vật ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. | Lâm học ĐỘNG THÁI TÁI SINH TỰ NHIÊN DƯỚI TÁN CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Nguyễn Hoàng Hanh1, Trần Thị Mai Sen2, Lê Hồng Liên3, Cao Bá Kết4 1,4 Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình Trường Đại học Lâm nghiệp 2,3 TÓM TẮT Bằng việc kết hợp các phương pháp điều tra thực địa như điều tra sơ thám, điều tra theo dõi chi tiết trên các ô định vị trong thời gian 6 năm nhóm nghiên cứu đã đánh giá được động tái sinh dưới tán rừng các thảm thực vật ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả điều tra, theo dõi cho thấy tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, với sự xuất hiện từ 1 - 4 loài ưu thế. Mức độ đa dạng sinh học tại khu vực ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 0,79 - 1,98 đối với tầng cây cao; 0,61 - 1,74 đối với tầng cây tái sinh. Chỉ số đa dạng sinh học có xu hướng tăng lên sau 6 năm, thành phần loài của tầng cây cao và tầng cây tái sinh có mối liên hệ rất chặt chẽ. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao cây ở các năm tuân theo luật phân bố giảm. Số cây chết tại các ô định vị nghiên cứu đều thấp hơn số cây bổ sung hàng năm nên tổng số cây tái sinh có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2018 số cây tái sinh bổ sung, chết và chuyển cấp giảm dần theo cấp chiều cao. Số cây tái sinh bổ sung cũng có xu hướng tương tự khi số cây tại cấp chiều cao nhỏ hơn 0,4 m có giá trị gấp 2 lần tổng số cây tái sinh của 3 cấp còn lại. Nhìn chung, quá trình phục hồi rừng tự nhiên diễn ra khá tốt, nếu tiếp tục quản lý tốt các hoạt động của con người, tránh các tác động tiêu cực vào rừng thì các quần xã thực vật ngập mặn tại khu vực nghiên cứu hoàn toàn có khả năng tự phục hồi tự nhiên mà không cần đến các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ. Từ khóa: Đồng Rui, quần xã thực vật, rừng ngập mặn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) xã Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được coi là hệ sinh thái (HST) RNM điển hình của khu vực phía Bắc Việt .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
284    75    3    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.