Bài viết cho thấy kết quả nghiên cứu thành phần bướm ngày (lepidoptera, rhopalocera) tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng. Và bằng phương pháp điều tra thu bắt trên 5 tuyến điều tra và 6 dạng sinh cảnh tại Vườn quốc gia Cát Bà từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017, đã xác định được 201 loài bướm ngày thuộc 132 giống, 10 họ. Trong đó, bổ sung mới cho khu vực 12 loài. | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BƯỚM NGÀY (Lepidoptera, Rhopalocera) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG Lê Bảo Thanh1, Hoàng Thị Hằng2, Bùi Xuân Trường3, Hoàng Văn Thập4 1,2,3 4 Trường Đại học Lâm nghiệp Vườn quốc gia Cát Bà TÓM TẮT Bằng phương pháp điều tra thu bắt trên 5 tuyến điều tra và 6 dạng sinh cảnh tại Vườn quốc gia Cát Bà từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017, đã xác định được 201 loài bướm ngày thuộc 132 giống, 10 họ. Trong đó, bổ sung mới cho khu vực 12 loài. Các loài bướm ngày lựa chọn sinh cảnh sống tăng dần theo thứ tự các dạng sinh cảnh: Đất nương rẫy cố định (26,37%); Đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm (29,85%); Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (43,28%); Cây bụi cây tái sinh trên núi đá vôi (45,27%); Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất (49,25%); Rừng trồng (59,70%). Phân bố của bướm ngày ở hướng phơi Đông Nam ít nhất chiếm 10,95%, hướng phơi Đông Bắc nhiều nhất chiếm 78,11%. Các loài bướm ngày tập trung chủ yếu tại chân đồi (81,59%), ở đỉnh đồi (42,79%) và sườn đồi (47,76%) có số lượng loài gần tương đương nhau. Đã xác định được 10 loài bướm ngày quan trọng tại Cát Bà, trong đó có 3 loài thuộc mức độ sẽ nguy cấp (VU) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài thuộc mức ít quan tâm (LC) trong IUCN (2017). Từ khóa: Bướm ngày, sinh cảnh, Vườn quốc gia Cát Bà. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bướm ngày (Rhopalocera) thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng và đời sống con người. Chúng rất phong phú về số lượng, đa dạng về nơi ở và dễ thích ứng nên thường được sử dụng là sinh vật chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, nhất là trong đánh giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn qua việc quan sát sự biến động của quần thể các loài bướm ngày. Vườn quốc gia Cát Bà không chỉ là nơi bảo tồn và lưu giữ các nguồn gen, mà còn là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của nước ta. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khu hệ bướm tại Vườn quốc gia Cát Bà làm cơ sở để