Thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm Nghiệp

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả với mục tiêu khảo sát 215 người lao động trực tiếp của tập đoàn sentec Việt Nam. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis - EFA) đã chỉ ra 8 nhân tố: (1) sự ổn định trong công việc; (2) trao quyền; (3) đánh giá thành tích; (4) cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (5) lãnh đạo quan tâm; (6) môi trường, điều kiện làm việc; (7) lãnh đạo tin tưởng, và (8) lương, thưởng và phúc lợi, có ảnh hưởng một cách đáng kể đến động lực làm việc của người lao động đang làm việc tại tập đoàn. | Kinh tế & Chính sách THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Nguyễn Bá Huân1, Bùi Thị Ngọc Thoa2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm (KNM) của sinh viên (SV) Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (KT&QTKD), Trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 318 SV đang học tập tại trường bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cho thấy, hiện nay hầu hết SV còn khó khăn, lúng túng khi thực hành các KNM, chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện KNM mặc dù Nhà trường đã chú trọng đến việc đào tạo và rèn luyện KNM cho SV. Nguyên nhân là do quan điểm, nhận thức và ý thức rèn luyện KNM của SV, cùng với những khó khăn và hạn chế về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho đào tạo KNM của Nhà trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân, nghiên cứu đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo KNM, đáp ứng nhu cầu của SV và các yêu cầu của người sử dụng lao động. Từ khóa: Đào tạo kỹ năng mềm, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, cùng với kiến thức chuyên môn thì KNM là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người lao động. Tại Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN), phần lớn SV sau khi tốt nghiệp đều được trang bị đầy đủ những kiến thức về ngành nghề được đào tạo. Tuy nhiên, việc trang bị các KNM như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, lãnh đạo, đàm phán, quản lý thời gian. cho SV vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết, việc đào tạo và rèn luyện KNM cho SV vẫn chủ yếu lồng ghép vào các học phần của một số môn học chuyên môn hoặc một số chương trình ngoại khóa, chưa chuyên sâu về KNM. Điều này đã làm giảm niềm say mê và hứng thú học tập, rèn luyện KNM của SV dẫn đến việc hiện nay nhiều SV chưa quan tâm đến rèn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.