Trong đề tài này với mục tiêu nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u màng não mỏm yên bướm trước. Nghiên cứu thực hiện tiền cứu 69 bệnh nhân u màng não mỏm yên bướm trước được phẫu thuật vi phẫu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2008 đến 12/2012. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC U MÀNG NÃO MỎM YÊN BƯỚM TRƯỚC Trần Huy Hoàn Bảo* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u màng não mỏm yên bướm trước. Phương pháp: Tiền cứu 69 bệnh nhân u màng não mỏm yên bướm trước được phẫu thuật vi phẫu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2008 đến 12/2012. Kết quả: 69 bệnh nhân trong nghiên cứu gồm 18 nam và 51 nữ, tuổi từ 12 đến 71 tuổi ( tuổi trung bình 49 tuổi). Triệu chứng thường gặp là đau đầu (89,9%), giảm thị lực (42%), động kinh và rối loạn vận động (17,4%). Kích thước u từ 3 cm đến 8,5 cm, trung bình là 5,5 cm. Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, phần lớn các u màng não mỏm yên bướm trước tăng đậm độ so với chất xám 82,6%, bắt cản quang khi bơm thuốc 95,7%, u có nang 5,8% và vôi hoá 8,7%.Trên hình ảnh cộng hưởng từ, 60,9% đồng tín hiệu và 39,1% giảm tín hiệu so với chất xám trên T1W, 92,8% tăng tín hiệu đồng nhất sau khi tiêm thuốc đối quang từ, 34,8% chèn ép dây thần kinh thị giác và 40,6% bao bọc động mạch cảnh và các nhánh của nó. Tất cả 69 trường hợp được điều trị phẫu thuật với 63 trường hợp (95,7%) qua đường mổ trán thái dương và 3 trường hợp (4,3%) qua đường trán ổ mắt cung gò má. Phân loại u màng não mỏm yên bướm trước theo Al – Mefty: 21,7% loại I, 73,9% loại II và 4,4% loại III. Kết quả mô bệnh học: u màng não dạng thượng mô 84,1%, u màng não dạng tăng sinh mạch 7,2%, u màng não dạng chuyển tiếp 4,3%, u màng não dạng thể cát 1,6% và 2,9% u màng não ác tính. Kết luận: .