Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun, sán và mô tả tình trạng ô nhiễm trứng, ấu trùng giun, sán trong phân và rau xanh tại các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. đề tài qua bài viết này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN, SÁN Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA NĂM 2012 Lê Thành Đồng*, Dương Công Thịnh*, Trịnh Ngọc Hải*, Phùng Đức Thuận* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh giun, sán là bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhiều trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bệnh giun, sán cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm những bệnh “bị lãng quên”. Việc xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun, sán một cách cụ thể cho từng đối tượng, từng vùng địa lý khác nhau, mức độ ô nhiễm trứng giun, sán ở ngoại cảnh là vô cùng quan trọng, từ đó quyết định các biện pháp can thiệp khác nhau về mức độ và quy mô. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun, sán và mô tả tình trạng ô nhiễm trứng, ấu trùng giun, sán trong phân và rau xanh tại các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại các cộng đồng dân cư sinh sống tập trung dọc biên giới Việt Nam – Campuchia ở 6 tỉnhAn Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh và Bình Phước. Đối tượng nghiên cứu là tất cả người lớn và trẻ em ở các hộ được chọn, có thời gian sinh sống ít nhất là một năm tại địa bàn nghiên cứu, chấp thuận đưa mẫu phân để xét nghiệm và các mẫu rau ăn sống bày bán ở các chợ tại địa bàn nghiên cứu. Các phương pháp và kỹ thuật xét nghiệm chuyên môn được sử dụng. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun truyền qua đất của cộng đồng dân cư dọc biên giới Việt Nam – Campuchia (giun đũa, giun tóc, giun móc) là 7,4%. Tỷ lệ nhiễm chung đối với giun móc chiếm 5,6%, giun đũa chiếm 1,4%, giun tóc chiếm 0,3%. Tỷ lệ nhiễm giun chung của cộng đồng dân cư dọc biên giới Việt Nam .