Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỉ lệ các BATT tại khu công nghiệp Việt Nam‐ Singapore đạt các điều kiện về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm và tỉ lệ nhân viên có kiến thức, thực hành đúng về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Xác định mối liên quan giữa các điều kiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm với loại hình và quy mô bếp, giữa kiến thức và thực hành với các đặc tính của mẫu nghiên cứu. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ, KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – SINGAPORE TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2013 Lê Thị Ngọc Ánh*, Lê Hoàng Ninh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tại Việt Nam các vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc thường xảy ra tại các bếp ăn tập thể (BATT). Năm 2012, tỉnh Bình Dương có đến 75% các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại BATT. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các BATT tại khu công nghiệp Việt Nam‐ Singapore đạt các điều kiện về VSATTP và tỉ lệ nhân viên có kiến thức, thực hành đúng về VSATTP. Xác định mối liên quan giữa các điều kiện VSATTP với loại hình và quy mô bếp, giữa kiến thức và thực hành với các đặc tính của mẫu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên tất cả người chế biến (432 người) tại toàn bộ 48 BATT có tổ chức nấu ăn tại chỗ trong khu công nghiệp Việt Nam‐ Singapore, tỉnh Bình Dương. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp kiến thức của người chế biến và bảng kiểm để quan sát thực hành của người chế biến, bảng kiểm để quan sát trực tiếp các điều kiện vệ sinh của BATT. Chúng tôi sử dụng phép kiểm chi bình phương để xác định mối liên quan giữa các biến số. Kết quả: .