Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định tần suất mang gen sinh ESBL và AmpC của Enterobacteriaceae phân lập được trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2013. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 TẦN SUẤT MANG GEN SINH β‐LACTAMASE VÀ AMPC CỦA ENTEROBACTERIACAE TRONG CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 Nguyễn Đỗ Phúc*, Nguyễn Lý Hoàng Ngân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lý do chính đề kháng kháng sinh của Enterobacteriaceae đối với nhóm kháng sinh β‐lactama là việc sinh ra men Extended spectrum β‐lactamase (ESBLs) và AmpC β‐lactamas. Tiếp theo nghiên cứu trước về tần suất vi khuẩn Enterobacteriaceae sinh ESBL trong cộng đồng Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích kiểu gen của vi khuẩn sinh β‐lactamase và sự tương quan giữa kiểu hình ‐ kiểu gen ESBL và AmpC của các chủng phân lập được. Mục tiêu: Xác định tần suất mang gen sinh ESBL và AmpC của Enterobacteriaceae phân lập được trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2013. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh. 148 chủng sinh men β‐lactamas đưa vào nghiên cứu, là 85 chủng; Klebsiella spp. là 61 chủng và Citrobacter là 2 chủng. Các chủng được phân tích xác định kiểu gen sinh ESBL và AmpC bằng kỹ thuật multiplex‐PCR. Kết quả: Trong số 148 chủng Enterobacteriaceae sinh men β‐lactamase thì tỷ lệ chủng có kiểu hình ESBL là 113 (76,4%) và AmpC là 35 (23,6%). Tỷ lệ kiểu gen so với kiểu hình của ESBL là 85/113 (85%) và kiểu gen của AmpC 7/35 (20%). Đối với E. coli, có 62/73 (85%) chủng có mang gen sinh ESBL, trong đó chủng mang 1 gen phổ biến CTX‐M là 26 (35,6%), TEM là 1 (1,4%); mang 2 gen TEM+CTX‐M là 34 (46,5%) và SHV+CTX‐M là 1 (1,4%). Chủng mang gen AmpC là 2/12 (33%), trong đó tần suất mang 1 gen DHA là 2 (16,7%), mang 2 gen FOX+CYM là 2 (16,7%).Đối với Klebsiella spp., có 22/39 (56,4%) có mang gen sinh ESBL, trong đó .