Rối loạn chức năng và sa các tạng vùng chậu thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Trong nhiều trường hợp, STTKT thường kết hợp với các bệnh lý sàn chậu khác. Vì vậy nghiên cứu này nhằm khảo sát các mối tương quan và khẳng định vai trò chẩn đoán bệnh của cộng hưởng từ động sàn chậu. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI VỚI CÁC BỆNH LÝ SÀN CHẬU THƯỜNG GẶP KHÁC Võ Tấn Đức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng và sa các tạng vùng chậu thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Trong nhiều trường hợp, STTKT thường kết hợp với các bệnh lý sàn chậu khác. Việc bỏ sót hoặc không nhận ra được tổn thương của sàn chậu là một tập hợp phức tạp thì dễ dẫn đến thất bại trong việc điều trị. Nghiên cứu này nhằm khảo sát các mối tương quan và khẳng định vai trò chẩn đoán bệnh của cộng hưởng từ động sàn chậu. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu được khám và chỉ định chụp cộng hưởng từ động tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bởi những bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, tiết niệu và phụ khoa. Kết quả: Có 1683 bệnh nhân trong nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2012. Nữ tuổi 40-50 và có 23 con chiếm đa số. 1218 bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đại tiện. 1311 trường hợp (77,9%) có STTKT. Bất thường sa khoang chậu sau chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ có STTKT kèm sa nhiều hơn một khoang chậu là 74,4% và trong nhóm bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng là 64,2%. Mối liên quan giữa tuổi, số con với STTKT hay sa các khoang chậu đều có ý nghĩa về mặt thống kê với OR # 1,04 2,67 (p 0,5cm so với vị trí bình thường. Phân loại theo độ sâu của túi: độ I: 4cm. Lồng trực tràng-hậu môn: là sự phát triển nếp gấp > 0,3cm lõm vào thành trực tràng khi rặn. Nếp gấp này có thể là niêm mạc hay toàn thành trực tràng. Phân biệt lồng trực-trực tràng khi khối lồng còn nằm trong trực tràng, lồng trực tràng-hậu môn khi khối lồng nằm trong vùng ống hậu môn và gọi là sa trực tràng khi khối lồng sa hẳn ra ngoài. Bệnh co thắt cơ mu trực tràng được chẩn đoán dựa vào các yếu tố gợi ý sau: Góc hậu môn-trực tràng giảm hoặc tăng ít trong thì rặn so với thì nghỉ (TC5): Giao hợp đau KẾT QUẢ Nghiên cứu gồm 1683 bệnh .