Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm hình thái xương hàm dưới và thân đốt sống C2, C3, C4 tại các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ phân chia theo Baccetti và cs. (2005). Từ đó, đánh giá mối liên quan giữa sự tăng trưởng xương hàm dưới với các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 LIÊN QUAN GIỮA SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HÀM DƯỚI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH ĐỐT SỐNG CỔ (NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG) Huỳnh Thị Ngọc Châu*, Đống Khắc Thẩm** TÓM TẮT Mục tiêu: xác định đặc điểm hình thái xương hàm dưới và thân đốt sống C2, C3, C4 tại các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ phân chia theo Baccetti và cs. (2005). Từ đó, đánh giá mối liên quan giữa sự tăng trưởng xương hàm dưới với các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu dọc hỗn hợp được thực hiện trên 29 nam và 29 nữ, từ 7-17 tuổi với khớp cắn bình thường, có phim đo sọ nghiêng ít nhất ở ba giai đoạn từ CS1 đến CS6. Đánh giá sự tăng trưởng của xương hàm dưới cũng như sự thay đổi hình dạng, kích thước thân đốt sống cổ C2, C3, C4 qua các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ. Kết quả: Các đốt sống cổ có sự thay đổi hình dạng và gia tăng kích thước qua các giai đoạn trưởng thành. Xương hàm dưới cũng có sự gia tăng kích thước đáng kể, đặc biệt đỉnh tăng trưởng xuất hiện vào thời điểm giữa giai đoạn CS3 và CS4. Khoảng cách trung bình giữa hai giai đoạn này là 1,55 năm. Độ tuổi trung bình giai đoạn CS3 ở nam là 12,42±1,53 và ở nữ là 11,33±0,75. Kết luận: có thể sử dụng phương pháp trưởng thành xương đốt sống cổ để đánh giá sự trưởng thành xương hàm dưới cho từng cá nhân riêng lẻ, dựa trên quan sát phim đo sọ nghiêng của người đó. Từ khóa: xương hàm dưới, tăng trưởng, đốt sống cổ, trưởng thành ABSTRACT THE RELATIONSHIP OF MANDIBULAR GROWTH AND CERVICAL VERTEBRAL MATURATION STAGES Huynh Thi Ngoc Chau, Dong Khac Tham * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 44 - 53 Objectives: The purpose of this study was to determine the morphologic characteristics of the mandible and the second, third and fourth cervical vertebrae bodies at each cervical vertebrae maturation stage, which was evaluated by using the method developed by Baccetti et al (2005). Consequently, we evaluated the .