Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ ngoài thành ống và từ trong lòng ống thông tiểu tại khoa tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2013-2014

Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại Khoa Niệu, Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TỪ NGOÀI THÀNH ỐNG VÀ TỪ TRONG LÒNG ỐNG THÔNG TIỂU TẠI KHOA TIẾT NIỆU, BVĐK TP CẦN THƠ NĂM 2013-2014 Trần Văn Nguyên*, Võ Xuân Huy*, Quách Trương Nguyện* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do ống thông tiểu là loại nhiễm trùng thường gặp nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với tỷ lệ từ 21% đến 61,4%. Khoa Ngoại Niệu có tỷ lệ đặt thông tiểu khá cao, do đó nghiên cứu này nhằm xác định tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến thông tiểu lưu nhằm góp phần cho việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân đặt thông tiểu lưu tại Khoa Niệu, Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được điều trị tại khoa Ngoại Niệu Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ có chỉ định đặt thông tiểu lưu > 2 ngày - Nghiên cứu cohort tiền cứu. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 01/09/2013 đến ngày 30/04/2014 đạt 30 mẫu với kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu là 36,7%. Tác nhân thường gặp là Pseudomonas aeruginosa với tỷ lệ 45,4%, Escherichia coli và candida spp đồng tỷ lệ 18,2%. Tác nhân gây bệnh xâm nhập theo đường ngoài ống chiếm 54,5%, đường trong ống chiếm 45,5%. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu không triệu chứng là 72,7%. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu trung bình là 142,3 ± 196,2 bạch cầu/µl, protein trung bình 0,4 g/l, hồng cầu niệu trung bình 103,6/µl. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu: ≥ 60 tuổi (RR: 7,7), thời gian lưu trên 6 ngày (RR: 7,7), đái tháo đường (RR: 7,1), suy thận (RR: 14,2). Kết luận: Vi khuẩn xâm nhập theo đường ngoài ống cao hơn đường trong ống và chủ yếu là Pseudomonas aeruginosa. Từ khóa: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện, thông tiểu lưu. ABSTRACT FIGURES OF INTRALUMINAL AND

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    344    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.