Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: Khảo sát hiệu qủa của chế độ ăn SVLPD trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn tại Bệnh viện Nhân Dân 115, bao gồm (1) đánh giá diễn tiến giảm độ lọc cầu thận (eGFR) ở nhóm SVLPD và LPD,(2) khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng ở cả 2 nhóm,(3) khảo sát các hiệu quả trên chuyển hóa ở cả hai nhóm sau 6 tháng. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học 21 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẠM RẤT THẤP CÓ BỔ SUNG KETO ACID TRONG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BỆNH THẬN MẠN TẠI BV NHÂN DÂN 115 Phan Văn Báu*, Tạ Phương Dung**, Lê Thị Hồng Vũ**, Nguyễn Thúy Quỳnh Mai**, Trần Thị Bạch Vân**, Nguyễn Thị Ngọc Châu**, Võ Thị Kim Thanh**,Nguyễn Thị Thanh Thùy**, Võ Thị Ngọt**, Nguyễn Bá Hải** TÓM TẮT Mở đầu: Chế độ ăn đạm thấp (LPD) và ăn đạm rất thấp có bổ sung keto acid (SVLPD) đã được khuyến cáo trong điều trị bảo tồn bệnh thận mạn (BTM) do có thể hạn chế được tốc độ diễn tiến của bệnh đến suy thận mạn giai đoạn cuối và trì hoãn được thời điểm phải bắt đầu lọc máu. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của hai chế độ ăn này. Đa số đều ghi nhận ưu điểm của chế độ ăn SVLPD nhiều hơn so với LPD. Mục tiêu: Khảo sát hiệu qủa của chế độ ăn SVLPD trong điều trị bảo tồn BTM tại Bệnh viện Nhân Dân 115, bao gồm (1) đánh giá diễn tiến giảm độ lọc cầu thận (eGFR) ở nhóm SVLPD và LPD,(2) khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng ở cả 2 nhóm,(3) khảo sát các hiệu quả trên chuyển hóa ở cả hai nhóm sau 6 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 07/ 2012 – tháng 01/2013, nghiên cứu phân tích bệnh chứng, theo dõi dọc, lựa chọn 60 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị BTM không có đái tháo đường với 15 ml/ ph/1,73 m2 ≤ eGFR ≤ 30 ml/ ph/1,73 m2 ,dinh dưỡng ổn định, được chia 2 nhóm, mỗi nhóm 30 người, ngoài các điều trị chung thì nhóm A được tư vấn ăn chế độ đạm rất thấp (0,3g protein/kg/ngày) có bổ sung keto acid 1 viên/5 kg cân nặng/ngày và nhóm B ăn đạm thấp đơn thuần (0,6g protein/kg/ngày). Các thông số khảo sát: BMI, BUN, creatinin máu, eGFR, protein niệu/24h, canxi - phosphat máu, cân bằng acid – base, nồng độ albumin máu, nồng độ cholesterol máu, tình trạng huyết áp, nhóm thuốc huyết áp cần điều trị. Kết quả ghi nhận được của 2 nhóm đưa ra phân tích và so sánh. Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tháng theo dõi: nhóm A có eGFR tăng đáng kể với p = 0,013 (M1: 17,16 ± .