Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Yên sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. đề thi. | SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) TRƯỜNG THPT DUY TÂN KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2018 - 2019 Bài thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Thưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông ai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai. Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Sách Giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) 2. Tìm 2 điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó. ( điểm) 3. Phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ tưởng (nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng) và từ xót (nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ). (1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) Từ nỗi nhớ của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy cảm của em về nỗi nhớ. Câu 3: (5,0 điểm). Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sách Giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010). Từ đó, so sánh với vẻ đẹp của người lính cách mạng trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. -------- Hết ------- GỢI Ý GIẢI ĐỀ Câu 1: 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 2. - Tìm được hai điển cố: "Sân Lai", "gốc tử" - Hiệu quả: + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều 3. -Từ "tưởng" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. - Từ "xót" trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" nghĩa là yêu thương .